Tình cảm thực sự của đối phương. Theo một nghiên cứu, hầu hết các cặp đôi thường nói câu "Em yêu anh/Anh yêu em" trong giai đoạn tháng thứ 3-thứ 5 khi chính thức bước vào mối quan hệ. Nhưng nếu đã yêu nhau 1 năm, đối phương vẫn chưa từng nói câu đó thì bạn nên tìm hiểu lý do.
Theo TS Tâm lý học, giảng viên ĐH Harvard, tác giả cuốn sách "Tại sao bên nhau, tôi vẫn cảm thấy cô đơn" cho rằng khi yêu nhau 1 năm, các bạn nên biết mình thực sự mong muốn gì trong mối quan hệ này. Nếu một người muốn lập gia đình, có con, còn người kia lại không nghĩ như vậy. Điều đó chứng tỏ các bạn không hợp để cùng nhau gắn bó lâu dài. Khi ở bên nhau 1 năm bạn nên biết có thể cùng nhau hoàn thành các mục tiêu trong cuộc sống hay không.
Biết về những công việc đối phương đã từng làm và mục tiêu nghề nghiệp. Công việc của ai đó có thể nói lên rất nhiều điều về họ. Parker cho rằng khi bạn hiểu về sự nghiệp của bạn đời và lý do tại sao họ chọn lựa công việc đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về sở thích, ước mơ, nguyện vọng và mục tiêu trong cuộc sống của người yêu. Dựa trên những điều này bạn có thể biết các bạn có thực sự hợp nhau hay không.
Những quyển sách, chương trình TV yêu thích, món khoái khẩu của đối phương. Đừng chỉ chọn xem những bộ phim hay chương trình mà bạn thích, hãy tìm hiểu xem nửa kia có sở thích gì.
Bạn bè và gia đình của người yêu. Nếu yêu nhau được 1 năm, ít nhất bạn cũng nên gặp gỡ những người bạn thân nhất của nửa kia. Thông qua những người bạn thân hay gia đình, bạn có thể hiểu hơn về người yêu của mình. Nếu các bạn đã có kế hoạch cho tương lai của ngôi nhà và những đứa trẻ thì điều này lại càng cần thiết.
Thói quen hàng ngày. Nếu các bạn có ý định gắn bó lâu dài thì bạn cần biết chắc về thói quen ăn uống, tập thể dục và rất nhiều thói quen khác trong cuộc sống hàng ngày của bạn trai/bạn gái.
Quan điểm sống. Bạn hãy tìm hiểu xem, người ấy quan trọng những phẩm chất nào nhất của một con người: chăm chỉ, trung thực, từ bi... hay điều gì khác. Hãy chắc chắn rằng các bạn có mẫu số chung về tính cách cũng như quan điểm sống.
Quan điểm chính trị, xã hội. Chuyên gia tâm lý đến từ ĐH Harvard cho rằng quan điểm chính trị, xã hội sẽ chi phối sâu sắc đến hành vi của mỗi người. Bạn có thể làm việc cùng những người không cùng quan điểm chính trị dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, nhưng bạn khó có thể hòa hợp với người bạn đời nếu có sự khác biệt này.