Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành điện hạt nhân ở Việt Nam

Nga mong muốn cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong khoa học - công nghệ và bày tỏ sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam.

Nga mong muốn cùng Việt Nam thúc đẩy hợp tác trong khoa học - công nghệ và bày tỏ sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam.

Tại buổi hội đàm hôm nay ở Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin khẳng định tầm quan trọng của hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, khẳng định mong muốn tiếp tục hợp tác trong triển khai xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại Việt Nam, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Thủ tướng Mishustin cho biết Moskva hợp tác với nhiều nước trong phát triển điện hạt nhân, khẳng định Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam. Ông cũng đề nghị hai nước thúc đẩy hợp tác thêm trong các lĩnh vực y tế, lao động và hóa dược.

Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 6/2024 của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai bên đã ký bản ghi nhớ về kế hoạch triển khai Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân tại Việt Nam do tập đoàn năng lượng Rosatom tiến hành. Ông Putin khẳng định phát triển năng lượng nguyên tử hòa bình là lĩnh vực hứa hẹn trong mở rộng hợp tác Việt - Nga.

Cuối tháng 11/2024, Quốc hội quyết nghị tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm tạm dừng, sau khi nhận đề xuất từ chính phủ về khởi động lại dự án nhằm giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Bộ trưởng Công Thương chỉ đạo triển khai, hoàn thành việc đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong 5 năm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (trái) tại lễ ký kết Thông cáo chung và các văn kiện hợp tác Việt - Nga, sau lễ đón chính thức và hội đàm vào ngày 14/1. Ảnh: Giang Huy
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin (trái) tại lễ ký kết Thông cáo chung và các văn kiện hợp tác Việt - Nga, sau lễ đón chính thức và hội đàm vào ngày 14/1. Ảnh: Giang Huy

Tại cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mishustin, hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường đối thoại, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy tiếp xúc, trao đổi đoàn ở các cấp và trên các kênh, tạo cơ sở cho hợp tác song phương phát triển toàn diện, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư, năng lượng - dầu khí, giáo dục - đào tạo, văn hóa, du lịch và khoa học - công nghệ.

Hai Thủ tướng ghi nhận kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng tích cực, song còn nhiều dư địa để khai thác, tiếp tục nghiên cứu tạo điều kiện mở cửa cho hàng hóa của nhau như nông sản, dược phẩm.

Việt - Nga ghi nhận tầm quan trọng của hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, tăng cường giảng dạy tiếng Việt tại Nga và tiếng Nga tại Việt Nam, thúc đẩy hợp tác thông qua Mạng lưới các trường Đại học Kỹ thuật. Nga tiếp tục cấp học bổng đào tạo nhân lực cho Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, nghệ thuật... Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác kết nối giao thông, trong đó có hàng hải, đường sắt và giao thông đô thị.

Hai lãnh đạo cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương. Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Nga ủng hộ việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, nhất là UNCLOS 1982.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong chính phủ Nga tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và bảm đảm an toàn về người, tài sản cho cộng đồng người Việt. Ông cũng khẳng định chính phủ Việt Nam luôn quan tâm và sẽ bảo đảm thuận lợi cho công dân Nga sinh sống, học tập.

Sau hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Mikhail Mishustin đã ký Thông cáo chung về kết quả chuyến thăm và cùng chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác trong lĩnh vực khoa học, thông tin truyền thông, văn hóa.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin vào ngày 14/1. Ảnh: Giang Huy
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin vào ngày 14/1. Ảnh: Giang Huy

Cùng ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng chuyến thăm có ý nghĩa rất quan trọng, diễn ra đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Mishustin trên cương vị Thủ tướng Nga. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam luôn coi Nga là đối tác quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại.

Thủ tướng Mikhail Mishustin khẳng định Nga luôn coi Việt Nam là một trong những đối tác ưu tiên quan trọng nhất của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhất là tại Đông Nam Á.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ở Nhà Quốc hội ngày 14/1. Ảnh: Giang Huy
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đón Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ở Nhà Quốc hội ngày 14/1. Ảnh: Giang Huy

Tại cuộc gặp Thủ tướng Nga, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Quốc hội Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với Hội đồng Liên bang và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga. Hai bên tích cực thúc đẩy trao đổi đoàn cấp cao, triển khai hiệu quả cơ chế Ủy ban hợp tác liên nghị viện.

Năm 2025, Quốc hội Việt Nam sẵn sàng đón Chủ tịch Duma Quốc gia thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ tư Ủy ban hợp tác liên nghị viện.

Việt Nam và Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950. Tháng 6/1994, Việt Nam và Nga ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga. Hai bên xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2012.

Kim ngạch song phương hai nước 11 tháng năm 2024 đạt 4,1 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm 2023. Cộng đồng người Việt Nam tại Nga có khoảng 60.000-80.000 người. Từ năm 2019, Nga tăng số học bổng cho Việt Nam lên khoảng 1.000 suất mỗi năm. Hiện có khoảng hơn 5.000 sinh viên Việt Nam du học tại Nga.

vnexpress.net

Đọc thêm

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Vững vàng tin yêu, dệt thêu khát vọng!

Vững vàng tin yêu, dệt thêu khát vọng!

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đã khép lại với dư âm đầy đẹp đẽ của niềm tin yêu và hy vọng trong lòng người Hà Tĩnh. Lòng yêu nước, tự hào dân tộc trở thành cội nguồn sức mạnh để người dân vững niềm tin, quyết tâm hoàn thành những mục tiêu phía trước.
Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Các Mác và những cống hiến mang tính thời đại

Kỷ niệm 207 năm ngày sinh Các Mác là dịp để chúng ta đẩy mạnh nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Đổi mới toàn diện về cách xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Đổi mới toàn diện về cách xây dựng và thực thi pháp luật trong kỷ nguyên mới

Ngày 30/4/2025 – một ngày quan trọng của đất nước – Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.
Những thành tựu của Hà Tĩnh sau 50 năm đất nước thống nhất

Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã - mở đường phát triển

Hoàn thành đồng bộ, bài bản, chất lượng các bước, quy trình, thủ tục, Hà Tĩnh đã trình Bộ Nội vụ và được Bộ Nội vụ thông qua để trình Chính phủ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã năm 2025, thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vì sự phát triển trên chặng đường mới.