Nga sẽ thực hiện các cuộc thử nghiệm sơ bộ đối với mẫu thử nghiệm đạn phân mảnh nổ cao có điều khiển 152mm 3OF95.
Đạn lựu pháo dẫn đường mới nhất sẽ được thử nghiệm ở Nga. (Nguồn: Sputnik)
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Nga có kế hoạch thử nghiệm loại đạn pháo 152mm dẫn đường mới nhất dành cho pháo tự hành.
Theo tài liệu đăng trên trang web mua sắm của Chính phủ Nga, nước này sẽ thực hiện các cuộc thử nghiệm sơ bộ đối với mẫu thử nghiệm đạn phân mảnh nổ cao có điều khiển 152mm 3OF95.
Cuộc thử nghiệm dự kiến diễn ra ở một thao trường thuộc tỉnh Nizhny Novgorod từ các xe pháo tự hành Msta-B và D-20, cũng như các pháo tự hành Akatsiya và Msta-S.
Một nguồn tin cho hay đạn pháo mới sẽ nhận được một số biến thể đầu đạn tự dẫn đường, cũng như tích hợp hệ thống định vị quán tính và vệ tinh.
Hiện công việc đang được tiến hành để tạo ra toàn bộ dòng đạn có khả năng dẫn đường với độ chính xác cao mới với tầm bắn xa hơn, kể cả sử dụng cho tổ hợp pháo Coalition-SV.
Trước đó, truyền thông Nga đã đưa tin về loại đạn Krasnopol-D có tầm bắn lên tới 43km.
Nga hiện đang sử dụng một số loại đạn pháo dẫn đường cho xe tăng và pháo tự hành. Cụ thể, pháo tự hành sử dụng đạn Krasnopol có khả năng bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao ở cự ly tới 25km. Loại đạn này đã được sử dụng ở Syria để tiêu diệt khủng bố.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng có kế hoạch mua hàng loạt hệ thống robot đa chức năng phục vụ nhu cầu của quân đội trong năm nay. Đó là các thiết bị điều khiển từ xa để rà phá bom mìn Uran-6 và dập lửa Uran-14.
Hiện 15 robot công binh rà phá bom mìn và 7 robot cứu hỏa đang hiện diện trong phiên chế quân đội Nga.
Báo Izvestia (Tin tức) của Nga đưa tin, dự kiến, Bộ Quốc phòng Nga sẽ cung cấp thêm 37 robot loại này cho các đơn vị công binh trong năm nay.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định trang bị robot không chỉ cho các đơn vị công binh của lục quân mà cả hải quân.
Nga bắt đầu tăng cường sử dụng các robot đa chức năng trong quân đội từ năm 2020.
Theo chuyên gia quân sự Viktor Murakhovsky, robot cũng có thể được sử dụng để chọc thủng hệ thống phòng thủ và tiền đồn của đối phương. Tuy nhiên, cho đến nay, robot chỉ giới hạn ở các nhiệm vụ hỗ trợ - không sử dụng vũ khí và không hoạt động tự chủ.
Robot có thể được điều khiển bằng liên lạc vô tuyến, cả khi ở gần và ở khoảng cách lên đến 1km.
Việc mua sắm những robot như vậy sẽ không chỉ đảm bảo an toàn cho binh lính mà còn tăng tốc độ và hiệu quả rà phá bom mìn và dập lửa tại các cơ sở nguy hiểm./.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh học và làm theo gương Bác mỗi ngày bằng những việc làm, hành động cụ thể để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, đảm bảo an ninh biên giới.
Trung tướng Trần Võ Dũng - Chính ủy Quân khu 4 bàn giao chức trách nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy cho Trung tướng Hà Thọ Bình - Tư lệnh Quân khu; bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy Quân khu cho Thiếu tướng Đoàn Xuân Bường - Phó Chính ủy Quân khu.
Lễ duyệt binh kỷ niệm 80 năm ngày Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức, kết thúc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bắt lúc 10h (giờ Moscow - 14h giờ Hà Nội) tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Nga với sự tham gia của hàng nghìn quân nhân và nhiều đơn vị khí tài.
Mỗi ven đất đào móng, mỗi viên gạch xây tường, làm nhà cho đối tượng yếu thế trên địa bàn Hà Tĩnh đều thấm đẫm mồ hôi và mang nặng tấm lòng của những người lính.
Hội thao là dịp để Ban Chỉ huy Quân sự huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đánh giá kết quả huấn luyện và khả năng phối hợp, sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân cơ động, tại chỗ.
Sáng nay (7/5), Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025 tại thị xã Hồng Lĩnh và huyện Hương Sơn.
Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, quật cường, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ Tổ quốc, quân và dân Hà Tĩnh tự hào góp sức vào Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
16 lãnh đạo cấp phòng thuộc Công an Hà Tĩnh tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi đều là những cán bộ có bề dày kinh nghiệm, có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT và xây dựng lực lượng của ngành.
Những chiến sỹ Điện Biên quê Hà Tĩnh năm xưa giờ đây đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về một thời hoa lửa ở miền Tây Bắc dường như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người.
Lần đầu tiên sải bước trong đội hình duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Moskva, Liên bang Nga), mỗi quân nhân Hà Tĩnh cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự, tự hào khi đại diện cho Tổ quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Chiều tối 3-5 (giờ địa phương), tức rạng sáng 4-5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025).
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Lâm Thành là lính thợ tay nghề cao, nhiều sáng kiến, luôn gắn bó với những “ông già thép” - xe thiết giáp BTR-152 của LLVT Hà Tĩnh.
Lễ đón đoàn diễn ra trang trọng, chu đáo thể hiện sự ghi nhận đối với công lao đóng góp của cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh trong tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Sáng 30/4, những máy bay chiến đấu SU30MK2 hiện đại nhất Việt Nam có màn bắn gần 400 quả đạn nhiễu trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp tiếp thêm niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26-30/4/1975) là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Thời gian tới, Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-29/3/1975) là một trong 3 chiến dịch lớn của quân Việt Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần nhanh chóng giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, ngày 30/4 tới đây, tại TP HCM sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia. Nhiều người băn khoăn diễu binh, diễu hành là gì? Diễu binh và duyệt binh khác nhau như thế nào?
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Mô hình “Gắn kết và đồng hành” giúp Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ trẻ tốt hơn.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.