Ngạc nhiên chiến hạm vỏ gỗ của Hải quân Việt Nam

Mặc dù đang trong thời đại của vật liệu kim loại và composite, nhưng một số chiến hạm đặc biệt vẫn được cấu tạo từ gỗ, điển hình là tàu quét mìn.

Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI của Thụy Điển cho biết, Hải quân nhân dân Việt Nam được Liên Xô viện trợ 4 tàu quét mìn ven bờ lớp Sonya đã qua sử dụng trong khoảng thời gian 1987 - 1990, chúng được đánh số hiệu từ 861 đến 864 và hiện tất cả vẫn còn trong biên chế.

Được biết Sonya là tên mà khối quân sự NATO dùng để gọi lớp tàu quét mìn ven bờ Dự án 1265 Yakhont, có tất cả 72 tàu loại này đã được đóng trong giai đoạn 1971 - 1991, hiện nay vẫn còn khoảng 26 chiếc đang phục vụ trong Hải quân Nga, phiên bản xuất khẩu được định danh là Dự án 1265E.

Để tránh việc bị nhiễm từ có thể gây nguy hiểm khi tiến hành rà quét các loại thủy lôi từ trường mà thân tàu Sonya được cấu tạo từ gỗ bọc sợi thủy tinh phủ keo epoxy, cho độ vững chắc khá cao. Các thiết bị còn lại làm bằng thép từ tính thấp.

Ngạc nhiên chiến hạm vỏ gỗ của Hải quân Việt Nam

Tàu quét mìn ven bờ lớp Sonya - Dự án 1265E của Hải quân Việt Nam

Thông số kỹ thuật cơ bản của tàu quét mìn ven bờ lớp Sonya - Dự án 1265E bao gồm lượng giãn nước đầy tải 450 tấn; chiều dài 48,8 m; chiều rộng 8,8 m; mớn nước 2,1 m; thủy thủ đoàn 43 người.

Hệ thống động lực của Sonya gồm 2 động cơ diesel công suất 2.400 mã lực, cho tốc độ tối đa 15 hải lý/h, tầm hoạt động 3.000 hải lý khi chạy ở tốc độ kinh tế 10 hải lý/h, thời gian bám biển liên tục 10 ngày.

Tàu được trang bị hệ thống quét tiếp xúc GKT và hệ thống quét từ tính PTEM-2, đi kèm với radar Spin Trough và sonar MG-89.

Vũ khí của Sonya chỉ để dành cho tự vệ gồm 1 ụ pháo cao tốc AK-230 lắp đặt phía trước tàu và 1 ụ pháo 2M-3 cỡ 25 mm nòng đôi bố trí phía sau.

Hiện nay xu hướng đóng tàu quét mìn tiên tiến là sử dụng vật liệu composite thay cho gỗ, mang lại các ưu điểm như độ bền cao, dễ tạo hình, thuận tiện cho công tác chế tạo, đóng mới.

Ngạc nhiên chiến hạm vỏ gỗ của Hải quân Việt Nam

Tàu quét mìn ngoài khơi lớp Yurka - Dự án 266E của Hải quân Việt Nam

Ngoài tàu quét mìn ven bờ lớp Sonya thì Hải quân Việt Nam còn 2 tàu quét mìn ngoài khơi lớp Yurka - Dự án 226E Rubin có lượng giãn nước đầy tải 873 tấn với chiều dài 52 m và cấu tạo bằng thép từ tính thấp.

Trang bị chính của tàu quét mìn ngoài khơi lớp Yurrka bao gồm hệ thống quét thủy âm AT-2; hệ thống quét tiếp xúc GKT-2 và hệ thống quét từ tính TEM-3. Ngoài ra tàu có thể lắp đặt thêm hệ thống dò mìn dưới nước MKT-210 Sweeps BKT, AT-3, TEM-4.

Mặc dù chỉ là tàu quét mìn nhưng vũ khí của Yurka khá mạnh với 2 pháo cao tốc AK-230, 2 giàn phóng rocket chống ngầm RBU-1200, 7 thủy lôi AMD-1000 hoặc 32 bom chìm chống ngầm.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.