Ngày đầu “giải cứu”, Hương Sơn giúp dân tiêu thụ gần 500 kg thịt lợn

(Baohatinh.vn) - Lợn được mua tại chuồng theo giá người dân đề xuất, sau đó đưa vào lò giết mổ và chia suất theo số lượng đăng ký.

Ông Lê Quang Hồ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn cho biết: Việc ưu tiên tiêu thụ thịt lợn cho người dân, huyện hoàn toàn không ép buộc, không giao chỉ tiêu mà chỉ đơn thuần vận động cán bộ, công nhân viên, người lao động từ cấp huyện đến cấp xã.

Ý thức cao trong việc chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi nên tất cả đều đăng ký khá nhiều (bình quân một người 10kg). Những ngày tiếp theo, huyện tiếp tục “giải cứu” theo cách này.

ngay dau giai cuu huong son giup dan tieu thu gan 500 kg thit lon

Trong ngày đầu thực hiện, CBNV các cấp ở Hương Sơn đã tiêu thụ 5 tấn thịt lợn giúp các hộ nuôi

Cũng theo ông Hồ, trung bình mỗi ngày trên địa bàn huyện Hương Sơn tiêu thụ khoảng 120 con lợn. Hiện nay, số nuôi nhỏ lẻ trong dân và các tổ hợp tác liên kết với Mitraco trong toàn huyện khoảng 3.600 con lợn thịt đã đến kỳ xuất chuồng.

Theo kế hoạch, ngoài vận động tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, huyện Hương Sơn sẽ tổ chức 10 quầy bán thịt lợn tại chợ thị trấn Phố Châu và cho bà con bán hàng miễn phí (không thu tiền quầy ốt) trong thời gian 1 tháng nhằm giúp người dân “giải cứu” số lợn thịt tồn đọng đã đến kỳ xuất bán.

Bà Cù Bích Thuận (một cán bộ Huyện ủy Hương Sơn) cho biết: “Tuy nhà ít người nhưng tôi vẫn đăng ký 10 kg thịt lợn. Tôi mua để ăn dần và biếu anh em, người thân. Mục đích quan trọng nhất lúc này là chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi lợn để họ có thêm điều kiện vượt qua cơn bĩ cực này”.

Huyện Hương Sơn đã tổ chức họp các tổ hợp tác, hộ chăn nuôi lợn, trong đó vận động người nuôi khi mua giống thả nên ưu tiên mua giống ở các cơ sở sản xuất trong huyện; vận động các hộ tể lô (làm nghề buôn thịt lợn) không mua ép giá người chăn nuôi và không bán thịt giá quá đắt so với giá lợn hơi đầu vào.

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.