Nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh học 2 buổi/ngày

Đó là yêu cầu mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ngày ở tiểu học trên toàn quốc.

nghiem cam giao bai tap ve nha cho hoc sinh hoc 2 buoi ngay

Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh.

Cụ thể, với những trường này, thời lượng tối đa 7 tiết học/ngày. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu:

Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành nội dung học tập tại lớp, nghiêm cấm giao bài tập về nhà cho học sinh. Dạy học các môn học bắt buộc, các môn học tự chọn; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá,…

Đối với những vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cần lưu ý tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tăng cường tiếng Việt bằng nhiều hình thức, đa dạng và phong phú để học sinh có nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt.

Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh một cách linh hoạt, đa dạng hoạt động bán trú, có thể tổ chức các hoạt động như xem phim, xem ti vi, đọc sách, tham gia các trò chơi dân gian,… trong thời gian nghỉ trưa giữa hai buổi học.

Động viên cha mẹ học sinh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Với những lớp học có sĩ số đông, tham mưu với chính quyền để có thêm giáo viên hỗ trợ, trợ giảng hoặc tham mưu quy hoạch xây dựng các trường tiểu học tại địa phương, từng bước khắc phục tình trạng số lượng học sinh trên lớp cao hơn so với quy định ở một số thành phố lớn.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học tham gia Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) triển khai dạy học cả ngày theo Công văn số 3316/BGDĐT-GDTH Hướng dẫn triển khai dạy học cả ngày ở trường tiểu học từ năm học 2016-2017.

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.