Nghiên cứu tổ chức lại tòa án và viện kiểm sát cấp huyện

Các cơ quan sẽ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức lại hoạt động của tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cho phù hợp khi không còn công an cấp này.

Thảo luận tổ tại Quốc hội sáng 13/2, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cho biết "trong năm nay chúng ta phải triển khai". Theo ông, kết luận 121 của Trung ương yêu cầu nghiên cứu tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính, giảm cấp hành chính phù hợp thực tiễn, mở rộng không gian phát triển, tăng cường nguồn lực địa phương.

Hệ thống tòa án nhân dân Việt Nam hiện chia làm bốn cấp gồm Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tòa án quân sự các cấp gồm Tòa án quân sự Trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực.

Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương. Song song còn có Viện kiểm sát quân sự các cấp gồm Viện kiểm sát quân sự Trung ương; Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương; Viện kiểm sát quân sự khu vực.

Cuối tháng 1, hội nghị Trung ương khóa 13 đã thống nhất tinh gọn tổ chức bộ máy công an theo mô hình ba cấp bộ, tỉnh, xã, không tổ chức công an cấp huyện. Chính phủ đang hoàn thiện đề án tinh gọn ngành thanh tra còn hai cấp trung ương và tỉnh để xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương trước khi trình Quốc hội.

Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận tại tổ ở Quốc hội, sáng 13/2. Ảnh: Giang Huy
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận tại tổ ở Quốc hội, sáng 13/2. Ảnh: Giang Huy

Theo Trưởng ban Tổ chức Trung ương, thời gian tới Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu sắp xếp bộ máy bên trong các hội đoàn thể. Các cơ quan "đang triển khai khối lượng công việc rất lớn, với bước đi mạnh mẽ để tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị".

"Những bước đi vừa qua khẳng định quyết tâm của Trung ương là rất chính xác, dựa trên căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn, pháp lý và chính trị", ông nói. Tuy nhiên do triển khai trong thời gian ngắn, yêu cầu cao nên sẽ có khó khăn phát sinh, nên "Trung ương xác định khó khăn đến đâu thì đối diện, phối hợp xử lý đến đấy".

Ông Lê Minh Hưng cũng lưu ý, các công việc hiện nay mới chỉ là bước đi đầu tiên, còn nhiều nhiệm vụ cần thực hiện trong năm nay và nhiệm kỳ tới. Sau khi bộ máy mới đi vào hoạt động, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội sẽ cùng đánh giá quá trình vận hành; đồng thời tổng rà soát biên chế từ Trung ương xuống địa phương, gắn với đánh giá năng lực, trình độ cán bộ.

Thời gian tới, các cơ quan cũng nghiên cứu sửa quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước và đánh giá "kỹ lưỡng, cẩn trọng để triển khai tiếp". Mục tiêu là trong thời gian nhanh nhất hoàn thiện mô hình tổng thể hệ thống chính trị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tham gia thảo luận. Ảnh: Giang Huy
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà tham gia thảo luận. Ảnh: Giang Huy

Sửa luật để "không đẩy việc lên Chính phủ"

Tham gia thảo luận, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nói hai dự luật Tổ chức Chính phủ và Tổ chức chính quyền địa phương được xây dựng trong bối cảnh "rất đặc biệt, rất cấp thiết", gắn với cuộc tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị. Hai dự luật này đảm bảo cho nền hành chính hoạt động thông suốt, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu cải cách, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Theo Bộ trưởng, điểm mới đầu tiên của hai dự luật là tư duy xây dựng pháp luật "hoàn toàn khác". Đây được coi là đạo luật gốc của nền hành chính quốc gia, nên chỉ quy định khung và các vấn đề mang tính nguyên tắc, làm cơ sở để các luật chuyên ngành thiết kế theo.

Hai dự luật phân định rõ thẩm quyền Chính phủ và chính quyền địa phương, trong đó Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan chấp hành của Quốc hội. "Chúng tôi cũng thiết kế các điều luật xác định rõ trách nhiệm để không đẩy việc lên Chính phủ, vì thực tế bây giờ đẩy việc lên Chính phủ rất nhiều", bà Trà nói, cho hay phân cấp, phân quyền, ủy quyền là vấn đề cốt lõi của hai dự luật.

Hiện có 177 luật quy định thẩm quyền của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; 152 luật quy định thẩm quyền của Thủ tướng; 141 luật quy định thẩm quyền UBND, HĐND; 92 luật quy định thẩm quyền ba cấp chính quyền địa phương. Các quy định chồng chéo này khiến việc phân quyền, ủy quyền khó thực hiện theo nguyên tắc "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

vnexpress.net

Chủ đề Sắp xếp tổ chức bộ máy tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả

Đọc thêm

Tinh gọn bộ máy hành chính: Hy sinh vì lợi ích chung, nhưng không thể thiếu sự công bằng

Tinh gọn bộ máy hành chính: Hy sinh vì lợi ích chung, nhưng không thể thiếu sự công bằng

Trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính, việc tinh gọn bộ máy, sáp nhập các cơ quan có chức năng tương đồng đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm nguồn lực và phục vụ nhân dân tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự đồng thuận cao từ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cũng như sự công bằng, minh bạch và hỗ trợ thiết thực từ phía Nhà nước.
Mùa xuân đầu tiên ở huyện mới Thạch Hà

Mùa xuân đầu tiên ở huyện mới Thạch Hà

Đón mùa xuân đầu tiên với đơn vị hành chính mới, mỗi người dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) càng thêm khí thế, quyết tâm xây dựng huyện nhà phát triển vững mạnh hơn.
Đảm bảo bình yên cho Nhân dân vui Tết, đón xuân

Đảm bảo bình yên cho Nhân dân vui Tết, đón xuân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà đề nghị các đơn vị bố trí quân số, phương tiện máy móc, thiết bị, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, đảm bảo cho Nhân dân đón Tết vui tươi, đầm ấm, an toàn.
“Phố núi” Vũ Quang vào xuân

“Phố núi” Vũ Quang vào xuân

Những ngày này, các tuyến đường ở thị trấn Vũ Quang (Hà Tĩnh) rợp sắc đỏ của cờ hoa, tô thắm diện mạo cho “phố núi” vào dịp mừng Đảng, mừng xuân và hướng tới kỷ niệm 25 năm thành lập huyện.
Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Các cán bộ, lãnh đạo TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua các thời kỳ vui mừng trước những kết quả mà thị xã đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đóng góp những ý kiến tâm huyết đối với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy

Chính sách với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI khi sắp xếp bộ máy Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang nghỉ hưu trước tuổi trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.