(Baohatinh.vn) - Chỉ hai ngày sau khi tuyên bố từ chức trên Instagram cá nhân, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã quay trở lại làm việc, theo hãng thông tấn nhà nước Press TV.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif (phải) ký kết các văn kiện với Ngoại trưởng Armenia Zohrab Mnatsakanyan. (Ảnh: Getty Images)
Người đứng đầu ngành ngoại giao Iran đã trở lại với công việc bằng cách tham dự lễ đón chính thức Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tới Tehran và điện đàm với người đồng cấp Syria Walid al-Moallem sau khi Tổng thống Hassan Rouhani hôm 26/2 bác đơn xin từ chức của ông Mohammad Javad Zarif vì cho rằng điều này đi ngược lại lợi ích của nước CH Hồi giáo, theo hãng thông tấn bán chính thức Mehr.
Trước đó, tối 25/2, nhà ngoại giao kỳ cựu Zarif đã thông báo quyết định từ chức Ngoại trưởng trên Instagram.
“Tôi chân thành xin lỗi vì không thể tiếp tục phụng sự và vì tất cả thiếu sót trong suốt nhiệm kỳ của tôi”, Ngoại trưởng Zarif viết trên Instagram cá nhân, nhưng không nêu lý do từ chức.
Ông Zarif sinh năm 1960, được bổ nhiệm làm Ngoại trưởng Iran từ tháng 8/2013 sau khi Tổng thống Rouhani thắng cử với cam kết sẽ mở cửa đất nước.
Ngoại trưởng Zarif đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán và ký kết thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc thế giới năm 2015. Tuy nhiên, ông đã hứng chịu nhiều chỉ trích và công kích từ những nhân vật theo đường lối cứng rắn, bài phương Tây ở Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái áp đặt những lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran.
Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Cuộc tranh luận Trump - Harris ghi nhận nhiều phát ngôn gây sốc, chẳng hạn tuyên bố sở hữu súng của bà Harris và khoảnh khắc ông Trump bị "sửa lưng" ngay trên sóng truyền hình.
(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Sau đợt tăng giá gần đây của đồng yen Nhật Bản, nhiều nhà chiến lược tiền tệ dự đoán đồng tiền này sẽ mạnh hơn so với dự báo ban đầu, kết thúc năm 2024 ở mức khoảng 140 yen đổi 1 USD.
Tuần tới, Đại hội đồng Liên hợp quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu về một dự thảo nghị quyết của Palestine yêu cầu Israel chấm dứt 'sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng' trong vòng 6 tháng.
Một hầm vàng khổng lồ tại Singapore vừa mới đi vào hoạt động. Hầm vàng này dự kiến sẽ trở thành nơi an toàn để các khách hàng siêu giàu cất giữ vàng của mình.
Do cử tri Mỹ đã quá hiểu ông Donald Trump, “cuộc đấu” định hình quan điểm của người dân về ứng viên Dân chủ Kamala Harris được dự báo sẽ quyết định kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
Cơ quan Tình báo Anh (MI6) đánh giá "còn quá sớm" để khẳng định lực lượng Ukraine có thể trụ được bao lâu ở tỉnh Kursk, khu vực của Nga mà quân đội Ukraine đang chiếm đóng một số vùng đất.
Với diện tích lên tới 175.000 km2, Pantanal là một hệ sinh thái quan trọng để điều hòa nước và khí hậu trong khu vực rừng rậm nhiệt đới Amazon rộng lớn.
Không đạt được thỏa thuận với công tố viên tại Tòa án Liên bang Los Angeles, ông Hunter Biden đối mặt với mức án lên tới 17 năm tù và khoản tiền phạt có thể lên đến 1 triệu USD.
Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn đề cử ông Andriy Sybiga làm Bộ trưởng Ngoại giao, một phần trong cuộc cải tổ chính phủ lớn nhất kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự hồi năm 2022.
Phát biểu khi đang thăm Nga, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố quốc gia Đông Nam Á này sẽ không dừng hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Nội các mới của nữ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã chính thức được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn, mở đường cho vị thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử “đất nước Chùa Vàng” bắt tay vào thực thi trọng trách của mình với cả thuận lợi cùng vô vàn thách thức đan xen, như chính bà Paetongtarn thừa nhận rằng Chính phủ mới sẽ không có “tuần trăng mật”.
Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine cần "nguồn năng lượng mới" khi ông thúc đẩy đợt cải tổ chính phủ lớn nhất, với hàng loạt phó thủ tướng, bộ trưởng từ chức.
Chủ tịch Quốc hội Ukraine cho biết đã nhận được đơn xin từ chức của ông Kuleba và yêu cầu này sẽ được xem xét tại một trong những phiên họp toàn thể tiếp theo của quốc hội.
Phát ngôn viên cảnh sát bang Yobe cho biết khoảng 150 nghi phạm khủng bố Boko Haram được trang bị súng trường và RPG (lựu đạn phóng rocket) đã tấn công phường Mafa khiến 81 người thiệt mạng.
Theo giới chức CHDC Congo, trong số người thiệt mạng có 24 người bị bắn cảnh cáo, những người còn lại chết do bị giẫm đạp hoặc ngạt thở; ít nhất 59 người bị thương đang được chăm sóc y tế.
Quyết định từ chức của bà Chaudhury được đưa ra trong bối cảnh chính khách này bị cáo buộc liên quan đến vụ một công nhân thiệt mạng trong cuộc biểu tình chống chính phủ.