(Baohatinh.vn) - Trước tình trạng mưa lớn kéo dài và dự kiến tăng mức xả tràn hồ Kẻ Gỗ, ngay trong đêm 17/10, một số xã của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã triển khai các giải pháp ứng phó.
Xã Cẩm Sơn vận chuyển bồn chứa nước sạch về các nhà cao tầng để chủ động phương án di dân nếu ngập nặng.
Trong đêm 17/10, địa bàn huyện Cẩm Xuyên tiếp tục xuất hiện mưa lớn khiến 6 xã/thị trấn bị ngập cục bộ một số khu dân cư và tuyến đường giao thông như: Cẩm Thành, Cẩm Vịnh, Cẩm Quang, Cẩm Lộc, Cẩm Sơn và thị trấn Cẩm Xuyên.
Xã Cẩm Sơn huy động lực lượng giúp dân kê cao đồ đạc.
Tại xã Cẩm Sơn, mưa lớn khiến thôn An Sơn bị ngập nặng, một số hộ dân đã có nước vào nhà từ 10 – 15 cm. Ngay trong đêm, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng thanh niên trong thôn đến từng nhà để giúp người dân kê cao đồ đạc và di chuyển người già đến tránh trú tại các nhà cao tầng trong thôn.
Người dân xã Cẩm Vịnh chủ động kê cao thóc lúa tránh ngập lụt
Tại thị trấn Cẩm Xuyên, chính quyền địa phương cũng huy động lực lượng đi cắm các biển cảnh báo ở các tuyến đường giao thông bị ngập lụt nhằm tránh trường hợp người dân đi xe vào khu vực nguy hiểm.
Thị trấn Cẩm Xuyên đặt biển cảnh báo trên Quốc lộ 8C.
Không chỉ gây ngập cục bộ, mưa lớn kéo dài còn gây sạt lở núi trên địa bàn huyện vào chiều ngày 17/10. Theo đó, trên tuyến đường quốc phòng ven biển đoạn qua thôn 1 (xã Cẩm Lĩnh), tình trạng sạt lở xảy ra ở 4 đoạn có tổng chiều dài khoảng 120m với khối lượng gần 180m3 đất đá. Tình trạng sạt lở đã gây “đứt gãy” giao thông, xe không thể lưu thông qua đây.
Một đoạn sạt lở núi ở đường quốc phòng ven biển qua thôn 1, xã Cẩm Lĩnh.
Trước đó, mưa lớn cũng gây sạt lở tại thôn Hà Văn, xã Cẩm Lạc với tổng chiều dài sạt lở hơn 100m. Trong đó, có điểm sạt lở làm hỏng 20m đường trục thôn.
Ở các điểm sạt lở, huyện Cẩm Xuyên đã đặt biển cảnh báo, lập rào chắn, không để người dân qua lại khu vực nguy hiểm.
Hồ Kẻ Gỗ đóng tràn lúc 23h ngày 17/10 và sẽ điều tiết xả tùy thuộc lưu lượng mưa.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Ngày hội đã tạo sân chơi lành mạnh để đội viên, thiếu niên, thiếu nhi Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) được giao lưu, rèn luyện sức khỏe, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo.
Em Trương Quang Phú (Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đã xuất sắc đạt giải ba toàn quốc cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Tháng 4 tới, cán bộ, công chức, người lao động sẽ có liên tiếp 2 kỳ nghỉ trong cùng một tháng, bao gồm nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 3 ngày và lễ 30/4–1/5 kéo dài 5 ngày liên tục.
Giải nhì Hội thi giáo viên dạy giỏi THPT cấp tỉnh là phần thưởng quý giá tiếp lửa tình yêu nghề cho cô Phan Thị Nhi (SN 1993) - giáo viên tiếng Anh, Trường Hội nhập quốc tế iSchool Hà Tĩnh.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Cựu chiến binh Trần Trung Bố (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) từng hi sinh một phần thân thể để bảo vệ Tổ quốc. Trong thời bình, ông tiên phong hiến đất mở đường để xây dựng quê hương.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Thủ tướng yêu cầu ngay trong năm nay, ngành y tế phải đưa thêm 1.000 bác sĩ về cơ sở. Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, hồ sơ trong ngành y tế, nhất là hồ sơ sức khỏe suốt đời của người dân.
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh đã kiểm tra 3.324 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính 86 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm với số tiền gần 112 triệu đồng.
Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, Phòng khám Đa khoa Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh đã khẳng định được chất lượng trong việc khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.
Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Theo bác sỹ Bệnh viện Phổi Hà Tĩnh, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp chữa khỏi bệnh lao hoàn toàn, đồng thời ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng.