Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

(Baohatinh.vn) - Không BHXH, BHYT, nhiều năm liền, hơn 150 lao động thuộc Công ty CP Sông Đà 27 (đóng tại đường Trần Phú, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) rơi vào cảnh khốn đốn.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Mai và anh Hoàng Trung Thông (ở xã Vượng Lộc, Can Lộc) gắn bó 6 năm với Nhà máy Gạch tuynel Vượng Lộc – Sông Đà (thuộc Công ty CP Sông Đà 27).

Năm 2017, nhà máy không bán được sản phẩm nên dừng hoạt động, vợ chồng chị được công ty cho nghỉ việc. Chị Mai mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng do công ty nợ tiền BHXH nên không có thẻ BHYT để chữa bệnh. Năm lần bảy lượt đến công ty, chị mới được đơn vị giải quyết số tiền nợ BHXH để nhận thẻ BHYT đi chữa bệnh.

Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Chị Nguyễn Thị Mai kể lại những ngày khốn khó khi chưa được Công ty CP Sông Đà 27 trả nợ BHXH

“Hiện chồng tôi vẫn chưa được cơ quan BHXH chốt sổ, mặc dù 6 năm làm việc tại công ty, hàng tháng vẫn bị trừ tiền lương đóng BHXH. Giờ tôi ốm đau không đi làm được, mọi chi tiêu của gia đình chỉ trông chờ vào tiền lương của chồng. Tôi mong công ty trả nợ BHXH cho chồng để được chốt sổ BHXH, chuyển đến đơn vị mới tiếp tục tham gia bảo hiểm”, chị Nguyễn Thị Mai chia sẻ.

Ông Dương Văn Tuấn đã làm việc tại Công ty CP Sông Đà 27 gần 10 năm. Bản thân bị bệnh tật thường xuyên, hoàn cảnh gia đình khó khăn, tháng 3/2018, ông giám định y khoa cho kết quả mất sức lao động 71%. Ông xin giải quyết chế độ mất sức lao động và nghỉ hưu, nhưng vì công ty nợ BHXH gần 6 năm nên không được chốt sổ bảo hiểm và không được giải quyết theo nguyện vọng.

Đã có hơn 20 năm làm việc (10 năm làm ở doanh nghiệp khác), hiện giờ ông Tuấn trở về quê xã Tùng Ảnh (Đức Thọ) sinh sống mà chưa được hưởng bất cứ chế độ chính sách nào theo quy định.

Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Làm việc trong môi trường vất vả, thế nhưng khi ốm đau, nhiều lao động đã không có thẻ BHYT để khám chữa bệnh do công ty nợ tiền bảo hiểm (Ảnh minh họa)

Ông Tuấn than thở: “Tôi chỉ mong sao công ty trả nợ BHXH để được chốt sổ. Kết quả giám định y khoa mất sức lao động chỉ có hiệu lực trong 6 tháng, thế nhưng hiện đã hơn 5 tháng mà tôi vẫn chưa được giải quyết hưởng chế độ hưu trí. Trong khi đó, chi phí khám, chữa bệnh, tôi tự bỏ tiền túi ra bởi không có thẻ BHYT”.

Theo BHXH thị xã Hồng Lĩnh, mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp đôn đốc thu nợ đọng, nhưng đến nay, Công ty CP Sông Đà 27 vẫn nợ tiền BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp với số tiền gần 6 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thi Đào, phụ trách Tổ chức - Hành chính Công ty CP Sông Đà 27 cho biết: "Giám đốc công ty mới được bổ nhiệm và đang nỗ lực cải tổ, tìm hướng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, trả nợ BHXH..."

  • Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
    Hà Tĩnh: 10 doanh nghiệp xây dựng nợ BHXH gần 20 tỷ đồng

    Theo thống kê mới nhất của BHXH tỉnh Hà Tĩnh, đến nay, toàn tỉnh có 300 doanh nghiệp nợ BHXH với tổng số tiền 72 tỷ đồng. Trong số đó có 10 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng nợ từ 2 - 5 năm với số tiền gần 20 tỷ đồng.

  • Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
    Hà Tĩnh phấn đấu tăng thêm 6.000 lao động tham gia BHXH bắt buộc

    Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh phối hợp với Sở LĐTB&XH và Liên đoàn lao động tỉnh vừa tổ chức ký kết chương trình phối hợp năm 2018, trong đó phấn đấu phát triển mới 3.850 đoàn viên, tăng thêm khoảng 6.000 lao động tham gia BHXH bắt buộc, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động từ 3.000 - 4.000 lao đông…

Chủ đề Bảo hiểm xã hội

Đọc thêm

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.