Người nghèo có thể vay 100% vốn ưu đãi đi xuất khẩu lao động

Đây là đề xuất tại dự thảo Quyết định về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo, huyện thoát nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) lấy ý kiến.

nguoi ngheo co the vay 100 von uu dai di xuat khau lao dong

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: ĐT)

Dự thảo quyết định này quy định về tín dụng chính sách xã hội cho người lao động cư trú hợp pháp tại các huyện theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 7/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020 và các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo quy định tại Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo dự thảo, đối tượng và điều kiện được vay vốn là người lao động cư trú hợp pháp tại huyện nghèo, huyện thoát nghèo và xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nêu trên được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; có hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp hoặc hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với chủ sử dụng người nước ngoài theo quy định pháp luật hiện hành.

Mức vay tối đa 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc hợp đồng cá nhân ký trực tiếp với chủ sử dụng người nước ngoài và theo các mức trần chi phí quy định theo từng thị trường.

Người lao động thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số được vay vốn với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Các đối tượng còn lại được vay vốn với lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất vay vốn theo quy định nêu trên./.

Theo dangcongsan.vn

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.