Người tiết lộ vụ tiêu diệt Bin Laden bồi thường chính phủ Mỹ gần 7 triệu USD

Matt Bissonette, cựu biệt kích Mỹ trong nhóm tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden, đã đồng ý trả cho Chính phủ Mỹ gần 7 triệu USD vì vi phạm cam kết không tiết lộ các thông tin mật về cuộc đột kích này.

nguoi tiet lo vu tieu diet bin laden boi thuong chinh phu my gan 7 trieu usd

Cựu biệt kích Mỹ Matt Bissonette. Ảnh: CBS

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn nguồn kênh truyền hình Fox News (Mỹ) ngày 20/8 cho biết ông Matt Bissonette đã không xin phép Lầu Năm Góc trước khi xuất bản cuốn sách có tên gọi “No Easy Day” mà ông viết với bút danh Mark Owen vào năm 2012. Cựu quân nhân này còn đồng ý không nhận toàn bộ tiền thù lao viết sách, tiền bản quyền phim cũng như tiền thu được từ việc đi diễn thuyết. Ông Bissonette có 4 năm để trả khoản tiền trên và đổi lại, Chính phủ Mỹ sẽ không truy cứu trách nhiệm đối với ông.

Trong biên bản dàn xếp vụ việc được nộp lên một tòa án cấp quận ở tiểu bang Virginia, ông Bissonette thừa nhận việc không chuyển sách cho Lầu Năm Góc thông qua trước khi xuất bản. Ông cũng nói thêm rằng luật sư của mình đã tư vấn sai, đồng thời ngỏ lời xin lỗi và rằng việc ông không xin ý kiến thông qua của Bộ Quốc phòng Mỹ có thể đẩy các đồng đội cũng như gia đình họ vào tình thế nguy hiểm.

Osama bin Laden, thủ lĩnh của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda, bị tiêu diệt hồi 5/2011 trong một chiến dịch bí mật của các biệt kích Mỹ ở Pakistan. Lính biệt kích Mỹ tham gia các vụ đột kích như vậy thường phải tuân thủ việc giữ im lặng và không công khai hành động của mình. Đồng đội của ông Bissonette từng phản bác về tính xác thực trong quyển sách của ông.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.