Người tiêu dùng Hà Tĩnh tự bảo vệ quyền lợi như thế nào?

(Baohatinh.vn) - Người tiêu dùng Hà Tĩnh đã biết đến quyền lợi của mình và đã tự bảo vệ quyền lợi đó như thế nào? Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của họ về vấn đề này.

Người tiêu dùng Hà Tĩnh tự bảo vệ quyền lợi như thế nào?

Lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, kiểm soát, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chị Phan Thị Dục - thị trấn Nghèn, Can Lộc:

Tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm là cách tự bảo vệ tốt nhất

Để tự bảo vệ quyền lợi, điều quan tâm đầu tiên của tôi khi lựa chọn các sản phẩm là: công dụng, uy tín, chất lượng, xuất xứ, nhãn mác và nhất là hạn sử dụng của sản phẩm đó. Để tìm hiểu sản phẩm, tôi thường tham khảo qua quảng cáo, sự giới thiệu của mọi người, sau đó đọc kỹ thông tin trên bao bì…

Người tiêu dùng Hà Tĩnh tự bảo vệ quyền lợi như thế nào?

Tuy nhiên, không phải lúc nào tôi cũng mua được hàng hóa đảm bảo chất lượng. Thỉnh thoảng, khi mua hàng online hoặc mua ở các tiệm nhỏ lẻ, tôi cũng có gặp một số loại kém chất lượng. Vì giá trị hàng hóa không lớn nên tôi cũng chưa bao giờ phản ánh lên Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hay đường dây nóng của Cục Quản lý thị trường.

Thời gian tới, tôi nghĩ, nếu gặp phải những sự cố lớn hơn thì sẽ dùng đến quyền của mình để góp tiếng nói đẩy lùi nạn cung cấp hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng cho khách hàng.

Ông Nguyễn Đình Ân - xã Thạch Mỹ, Lộc Hà:

Mua hàng trên cơ sở đặt niềm tin vào cửa hàng phân phối

5 năm nay, tôi làm thêm dịch vụ cày, bừa và gặt lúa cho bà con. Vì những loại máy cơ giới này cấu tạo và hoạt động phức tạp, giá trị có khi lên đến 300 - 400 triệu đồng, nên lúc quyết định mua sản phẩm, tôi thường dựa vào uy tín của cửa hàng bán. Tôi thường tham khảo thông tin qua bạn bè, anh em, những người quen biết xem họ mua và sử dụng sản phẩm đó từ cửa hàng nào, uy tín của họ ra sao, bảo dưỡng có tốt không.

Người tiêu dùng Hà Tĩnh tự bảo vệ quyền lợi như thế nào?

Về giá cả, chúng tôi tự thỏa thuận với nhau. Sau một thời gian sử dụng, nếu máy móc ổn định, chế độ bảo hành, bảo dưỡng tốt, chúng tôi sẽ quay lại mua tiếp và xem đó như là một sự đảm bảo cho quyền lợi của mình.

Từ trước đến nay, tôi chưa gặp sự cố gì nên chưa bao giờ nghĩ đến việc phải báo với cơ quan chức năng về vấn đề giá cả của các cửa hàng. Tuy nhiên, tôi còn giao dịch nhiều mặt hàng khác nữa nên tôi sẽ nghiên cứu, tìm hiểu về những quyền lợi của người tiêu dùng, cách thức xử lý khi mình gặp phải hàng kém chất lượng hoặc bị bán “đội giá” để có thể bảo vệ mình một cách tốt nhất.

Chị Phạm Tình - phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh:

Căn cứ vào tính pháp lý của sản phẩm, dịch vụ để bảo vệ quyền lợi của mình

Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên tôi thường xuyên phải sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng. Và trước khi có ý định sử dụng dịch vụ nào thì tôi đều tìm hiểu về nhà cung cấp dịch vụ, nắm bắt các thông tin về họ qua nhiều kênh. Chỉ khi xác minh được dịch vụ đó uy tín và có tính pháp lý rõ ràng, tôi mới sử dụng.

Người tiêu dùng Hà Tĩnh tự bảo vệ quyền lợi như thế nào?

Cũng đã vài lần phát sinh rủi ro, tuy nhiên, tôi đã trực tiếp phản ánh đến nhà cung cấp. Rất may, các dịch vụ về tài chính, ngân hàng ở Hà Tĩnh hoạt động khá tốt. Nhân viên một số ngân hàng luôn tận tình, chu đáo giải quyết kịp thời những rủi ro mà tôi gặp phải.

Chị Phạm Thị Thảo - phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh:

Cần phát huy cao hơn vai trò của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tôi nghĩ, vai trò của Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là cơ quan chức năng đại diện pháp luật bảo vệ lợi ích thiết thực nhất cho người dân trong tiêu dùng.

Tuy nhiên, tôi vẫn thấy xung quanh mình, một số người chưa tiếp cận tổ chức này, thậm chí nhiều người còn không biết đến sự tồn tại của hội.

Người tiêu dùng Hà Tĩnh tự bảo vệ quyền lợi như thế nào?

Xã hội ngày càng phát triển, các hình thức kinh doanh ngày càng đa dạng và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng.

Chính vì vậy, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần hoạt động rõ nét hơn nữa, tích cực hơn nữa nhằm giải quyết hiệu quả hơn những khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng.

Từ đó, tạo hiệu ứng giúp người tiêu dùng tích cực sử dụng quyền được bảo vệ của mình nhiều hơn, góp phần hình thành môi trường văn hóa kinh doanh lành mạnh, bền vững.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 15/3 hằng năm là ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Ngày Quyền của người tiêu dùng được tổ chức hàng năm nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngày Quyền của người tiêu dùng được tổ chức hàng năm cũng nhằm nâng cao trách nhiệm, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá vàng có thể phá vỡ kỷ lục thiết lập năm nay vào 2025

Giá vàng có thể phá vỡ kỷ lục thiết lập năm nay vào 2025

Mặc dù bức tranh lạm phát vẫn chưa rõ ràng và nhu cầu về đồ trang sức vàng có thể suy yếu ở một số khu vực, nhưng triển vọng chung về giá vàng thế giới trong năm tới là tích cực, theo các nhà phân tích của Tập đoàn Heraeus Precious Metals.
Giá xăng tăng, dầu giảm

Giá xăng tăng, dầu giảm

Giá xăng, dầu tiếp tục biến động trái chiều trong phiên điều hành theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính – Công Thương.