Người Việt tuổi thọ cao nhưng nhiều bệnh tật

Năm 2024, tuổi thọ trung bình của người Việt đạt 74,7 tuổi, cao so với các nước cùng mức sống, song số năm sống với bệnh tật lớn, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Thông tin được Bộ Y tế nêu trong tờ trình Đề nghị xây dựng Luật Phòng bệnh, nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập liên quan đến dự phòng và nâng cao sức khỏe. Trước đó, Chính phủ đã nhất trí đưa dự án Luật Phòng bệnh vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam có mạng lưới y tế rộng khắp, đạt nhiều thành tựu trong chăm sóc sức khỏe như tăng tuổi thọ, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em, giảm suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi. Dù vậy, chất lượng sống còn hạn chế. Trung bình, mỗi người Việt sống khoảng 10 năm với bệnh tật, làm giảm số năm sống khỏe mạnh. Trong khu vực Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5, nữ giới đứng thứ 2, nhưng số năm bệnh tật lại cao.

Ba nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, thứ nhất là chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi còn cao, trong khi thừa cân, béo phì gia tăng. Nhiều trẻ thiếu vitamin A và vi chất, ảnh hưởng đến phát triển thể lực, tầm vóc và làm tăng bệnh không lây nhiễm.

Bên cạnh đó, các bệnh không lây nhiễm tăng, chiếm hơn 2/3 gánh nặng bệnh tật và tử vong. Nguyên nhân chính là hút thuốc, uống rượu bia, ăn nhiều muối, ít rau xanh, trái cây và lười vận động. Khoảng 1/5 dân số bị thừa cân, 44% người trưởng thành có cholesterol cao. Đặc biệt, 15,3% người từ 40-69 tuổi có nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim trong 10 năm tới, nhưng chỉ 40,8% được tư vấn phòng ngừa.

Ngoài ra, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu cũng làm tăng bệnh tật và số ca nhập viện.

Bộ Y tế nhận định hệ thống pháp lý về dinh dưỡng, sức khỏe tâm thần, bệnh không lây nhiễm còn thiếu, trong khi Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ban hành từ năm 2007 đã lỗi thời. Sự xuất hiện của nhiều bệnh truyền nhiễm mới như SARS, cúm A/H1N1, Covid-19, đậu mùa khỉ... đòi hỏi luật pháp linh hoạt hơn để ứng phó hiệu quả.

Với quan điểm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", Bộ Y tế đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh, tập trung vào 5 chính sách: bắt buộc tiêm vaccine cho người có nguy cơ tại vùng dịch; dinh dưỡng và sức khỏe; phòng chống rối loạn tâm thần; phòng chống bệnh không lây nhiễm; quản lý sức khỏe người dân.

Lãnh đạo Bộ nhấn mạnh việc sớm ban hành Luật Phòng bệnh sẽ giúp nâng cao sức khỏe toàn diện, cải thiện thể chất, tinh thần, tầm vóc và chất lượng sống của người Việt, đồng thời tăng hiệu quả vận hành hệ thống y tế.

vnexpress.net

Đọc thêm

Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Giáo sư Trần Hậu Khang – “kết nối để lan tỏa yêu thương”

Là chuyên gia hàng đầu của ngành da liễu Việt Nam và châu Á, GS.TS, Thầy thuốc Nhân dân Trần Hậu Khang luôn hướng về quê hương bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với tâm niệm “kết nối để lan tỏa yêu thương”. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ, GS.TS. Trần Hậu Khang đã trải lòng cùng Báo Hà Tĩnh trong hành trình hướng về cội nguồn mà ông đã và đang thực hiện.
Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Ngày Tết ở Khoa Hồi sức tích cực

Khi mọi người đang vui vầy bên gia đình để đón Tết thì các bác sỹ Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh vẫn đang miệt mài bên các giường bệnh để chăm sóc các bệnh nhân nặng.
Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Làm chủ kỹ thuật chuyên sâu trong phục hồi chức năng

Nắm bắt tốt xu thế phát triển mới cộng với sự quyết liệt và linh hoạt trong điều hành, Bệnh viện Phục hồi chức năng Hà Tĩnh đã khẳng định chiều sâu về chuyên môn, là điểm sáng về lĩnh vực phục hồi chức năng.
Blouse trắng nơi đảo xa...!

Blouse trắng nơi đảo xa...!

Dù cách trở muôn trùng về mặt địa lý song quân và dân trên huyện đảo Trường Sa vẫn được bảo vệ và chăm lo chu đáo về sức khỏe để yên tâm canh giữ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành ở Hà Tĩnh

Việc duy trì, phát triển các kỹ thuật chuyên sâu và đưa vào hoạt động trung tâm xạ trị đã thể hiện sự nỗ lực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh trong việc khẳng định vị thế cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh.
Tiếp tục chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển

Tiếp tục chuyển trọng tâm sang dân số và phát triển

Năm 2025, ngành dân số Hà Tĩnh quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số… góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Một số trang thông tin nước ngoài đưa tin về đợt bùng phát dịch bệnh xảy ra tại Trung Quốc với nhiều ca mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) và lo ngại về một cuộc khủng hoảng y tế khác sau COVID-19.