Người vợ hơn 30 năm bị chồng bạo hành dã man

Về làm vợ chưa được bao lâu, khi đứa con trai lớn ra đời (năm 1981), cuộc sống của bà Trần Thị Sơn rơi vào địa ngục với những trận đòn roi không tiếc tay của chồng. Từ bấy đến nay, hàng chục năm liền, bà Sơn sống trong tình trạng bị chồng là ông Hoàng Đình Hiệp (SN 1954) ngược đãi mà vẫn phải nhẫn nhịn, chịu đựng.

Minh họa từ internet
Minh họa từ internet

Lấy nhau trước khi đã tìm hiểu kỹ về nhau, cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trong những năm đầu của bà Trần Thị Sơn (SN 1955) ở xóm Bến Hàu, xã Trường Sơn (Đức Thọ) cũng hạnh phúc như bao gia đình khác. Thế nhưng, từ khi đứa con trai lớn ra đời (năm 1981), cuộc sống của bà Sơn rơi vào địa ngục với những trận đòn roi không tiếc tay của chồng. Từ bấy đến nay, hàng chục năm liền bà Sơn sống trong tình trạng bị chồng là ông Hoàng Đình Hiệp (SN 1954) ngược đãi mà vẫn phải nhẫn nhịn, chịu đựng.

Nhớ lại những hành động “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” của chồng, bà Sơn gạt nước mắt kể: “Những ngày cuộc sống còn chật vật, tôi phải lăn lộn buôn bán, làm thuê đủ nghề. Từ nấu bánh chưng đem ra chợ bán cho đến đi làm thuê ở nông trường… Thế nhưng, ông ấy không hiểu cho sự vất vả của tôi mà còn đánh đập, hành hạ rất dã man. Dạo còn nấu bánh chưng bán, nhiều lần ông ấy hắt cả gáo nước sôi vào người tôi”.

Không chỉ đánh đập dã man, ông Hiệp còn có kiểu hành hạ hết sức man rợ là xát muối, ớt cay vào quần áo của vợ. Cứ mỗi lần uống rượu về là ông Hiệp lại lôi quần áo vợ ra đốt. Quá sức chịu đựng, năm 2004, bà Sơn bỏ lên xã Hương Phố (Hương Khê) làm thuê cho Nông trường 20/4. Tưởng chừng đi lánh xa người chồng vũ phu để được yên ổn làm ăn nuôi con, nhưng cũng không được bao lâu vì ông Hiệp lại tìm đến để quấy rối, đánh đập bà. Năm 2007, bà Sơn phải bỏ vào tỉnh Sóc Trăng làm thuê để trốn khỏi ông chồng vũ phu. Bà Sơn nghẹn ngào: “Lúc đó, các con điện thoại vào bảo là cha đã bỏ rượu, đã thay tính đổi nết nên mẹ về nhà đi. Nghĩ thương con nên tôi về quê nhưng chẳng mấy chốc, ông ấy lại lộ rõ bộ mặt vũ phu. Thế là tôi lại đi làm thuê cho người ta, tránh phải ở nhà chịu đòn roi đau đớn”.

Từ năm 2012 đến nay, bà Sơn làm cấp dưỡng cho Công ty Tư vấn đầu tư và Xây dựng công trình 559. Ông Hiệp đã nhiều lần tìm đến và đánh đập bà Sơn, đập vỡ đồ đạc, thậm chí là bỏ cát vào trong gạo của công nhân, đốt lán… Mới đây nhất, ngày 12/5/2013, bà Sơn bị chồng đánh vào đầu và lấy dao đâm vào bụng phải đi bệnh viện cấp cứu. Vết khâu trên đầu bà vẫn chưa liền sẹo thì ngày 10/6, bà Sơn lại bị ông Hiệp đánh bầm dập. Không những hành hung vợ, ông Hiệp còn 2 lần đốt lán trại nơi bà Sơn đã đang làm việc kiếm tiền nuôi sống bản thân.

Minh họa: Nop 09
Minh họa: Nop 09

“Không chịu đựng nổi người chồng vũ phu, bạc nhược, ngày 10/6, tôi đã làm đơn gửi Công an huyện Đức Thọ để mong tìm ra lối thoát cho cuộc sống địa ngục mà mình đang phải chịu đựng”- bà Sơn cho hay. Khi chúng tôi hỏi: “Tại sao nhiều năm liền bị ngược đãi mà đến bây giờ mới làm đơn tố cáo?”, Bà Sơn bức xúc: “Nhiều lần tôi cũng đã kêu lên trưởng thôn, hội phụ nữ nhưng cứ sau mỗi lần hòa giải mọi chuyện lại lặp lại”.

Chủ tịch UBND xã Trường Sơn (Đức Thọ) Nguyễn Văn Đông cho biết: “Chính quyền, hội phụ nữ, công an xã không biết về vụ việc bị bạo hành mới đây của bà Trần Thị Sơn”. Thật đáng buồn, chỉ khi chúng tôi đến làm việc thì vị chủ tịch xã mới gọi điện về hỏi ở xóm và được báo cáo là xóm đã nhiều lần đến hòa giải cho gia đình bà Sơn nhưng sau đó lại tái diễn.

Việc ông Hiệp thường xuyên ngược đãi, hành hạ bà Sơn là vi phạm pháp luật. Thậm chí có thể xử lý hình sự. Hậu quả nghiêm trọng đã xảy ra khi bà Sơn 2 lần bị đánh trọng thương phải nhập viện, nhưng chính quyền địa phương lại không hay biết gì thì quả là thiếu trách nhiệm.

Đề nghị UBND huyện Đức Thọ, các cấp, ngành liên quan vào cuộc làm rõ sự việc, bảo vệ cuộc sống của bà Sơn.

Đọc thêm

"Chúng tôi là những người canh lửa, giữ rừng"

"Chúng tôi là những người canh lửa, giữ rừng"

Quản lý gần 20.000 ha rừng, Tổ Bảo vệ rừng thuộc Trạm Quản lý và Bảo vệ rừng Cổng Khánh (BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) luôn nỗ lực bảo vệ màu xanh cho những cánh rừng.
Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Không còn chỗ cho “học lệch, học tủ” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo định hướng của Bộ GD&ĐT, Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có sự thay đổi theo hướng tiếp cận năng lực, tích hợp liên môn, tăng cường tính phân hoá. Với mục tiêu hướng đến đánh giá năng lực toàn diện, thay vì chỉ kiểm tra kiến thức đơn thuần, liệu phương pháp "học tủ", "học lệch" có còn là "lối tắt" trong thi cử?
Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Viết tiếp câu chuyện cuộc đời cho bệnh nhân chạy thận

Nỗi lo di chuyển xa để chữa bệnh đã vơi bớt đối với bệnh nhân chạy thận ở Hương Sơn (Hà Tĩnh). Bởi giờ đây, Trung tâm Y tế huyện đã là nơi họ được tiếp cận hệ thống máy móc tiên tiến và nhận được sự tận tình, trách nhiệm từ đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng.
Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Hà Tĩnh tuyên dương học sinh giỏi năm học 2024 - 2025

Lãnh đạo tỉnh đề nghị ngành Giáo dục Hà Tĩnh tiếp tục quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển giáo dục, đào tạo; quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm.
Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Xóa nhà tạm – động lực để người nghèo Hương Khê vươn lên

Là huyện miền núi, đời sống người dân còn nhiều khó khăn lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai nên Hương Khê là địa phương có số nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa nhiều nhất Hà Tĩnh. Với quyết tâm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, huyện đã huy động các nguồn lực và bằng nhiều cách làm sáng tạo đã về đích chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.
Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Lớp 6 Trường Albert Einstein có gì?

Kỳ đánh giá năng lực vào lớp 6 Trường Albert Einstein năm nay hiện đang thu hút hàng trăm học sinh trên địa bàn TP Hà Tĩnh đăng ký tham gia. Điều gì tạo nên sức hút ở lớp 6 của ngôi trường này?