Nhà văn Lê Lựu qua đời

Nhà văn Lê Lựu - tác giả “Thời xa vắng”, “Sóng ở đáy sông” - qua đời ở tuổi 81, sau nhiều năm chống chọi bệnh tật.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết được con gái nhà văn Lê Lựu thông báo ông qua đời vào hơn 16h ngày 9/11, tại nhà riêng ở Tân Châu, Khoái Châu, Hưng Yên. Cuối đời, nhà văn Lê Lựu mắc nhiều bệnh tuổi già, nằm liệt một chỗ.

Vài ngày trước, nhà thơ Trần Đăng Khoa đến nhà thăm nhưng ông bất tỉnh, không còn biết gì. Nhà văn trước kia sống cùng người giúp việc tại Tam Trinh, Hà Nội. Hơn một tháng nay, bệnh tình trở nặng, ông được con gái đầu đón về quê chăm sóc. Nhà văn trải qua hai cuộc hôn nhân, có ba người con.

Nhà văn Lê Lựu qua đời

Nhà văn Lê Lựu tại nhà riêng năm 2013 ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

Ông Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - nói đau xót khi “nhân vật đặc biệt của nền văn học Việt Nam” qua đời. Lần cuối ông gặp nhà văn là một năm trước, khi đó, Lê Lựu suy yếu, không còn minh mẫn.

Ông Thiều nhận định nhà văn Lê Lựu đã cho ra đời những tác phẩm làm rung động đời sống văn học Việt Nam như: Mở rừng, Đại tá không biết đùa, Sóng ở đáy sông, Chuyện làng Cuội, Một thời lầm lạc, Thời xa vắng...

Trong đó, tiểu thuyết Thời xa vắng là bước ngoặt lớn của nền văn học nước nhà. Tác phẩm truyền tải thông điệp con người chỉ là người đúng nghĩa khi họ được sống là chính họ, chứ không phải sống bằng những giá trị của người khác. Với Thời xa vắng , Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước.

Ông Thiều cho biết thêm Lê Lựu là nhà văn Việt Nam đầu tiên đến Mỹ sau chiến tranh. Ông chính là sứ giả hòa bình Việt Nam đầu tiên, người phá băng trong quan hệ Việt - Mỹ để cùng các nhà văn cựu binh Việt Nam và Mỹ kêu gọi chính phủ Mỹ phá bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. “Lê Lựu sáng tạo ra những nhân vật còn sống mãi với người đọc Việt Nam như Giang Minh Sài. Và ông cũng sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc qua các tác phẩm ấy, dù thân xác không còn nơi trần thế”, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nói.

Sức khỏe nhà văn suy yếu từ năm 2006, thường xuyên ra vào bệnh viện. Năm 2013, tại nơi ở thuộc trụ sở Trung tâm Văn hóa Doanh nhân ở Tam Trinh, Hà Nội, Lê Lựu ngày ngày tập vật lý trị liệu. Khi đó ông cho biết: “Tôi bị tai biến mạch máu não, lần này là lần thứ năm, rồi bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh gout, phổi, tụy, thận, tiền liệt tuyến... Tất cả là 14 bệnh”. Cuộc sống của ông bữa thuốc nhiều hơn bữa cơm.

Nhà văn Lê Lựu qua đời

Tác giả “Thời xa vắng” bên chiếc bàn viết lách trong phòng nhỏ của ông, năm 2013. Ảnh: Hoàng Hà

Ông sinh năm 1942, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1974. Thời kỳ đầu sự nghiệp, ông có nhiều sáng tác như truyện ngắn Người cầm súng (1970), tiểu thuyết Mở rừng (1976) - được xem là tác phẩm kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh. Bộ ba tiểu thuyết khẳng định vị trí của ông trên văn đàn là Thời xa vắng (1986), Chuyện làng Cuội (1991), Són g ở đáy sông (1994)... Ông từng đoạt giải nhì báo Văn nghệ năm 1968 cho truyện ngắn Người cầm súng, giải A Hội nhà văn Việt Nam 1990 cho tiểu thuyết Thời xa vắng...

Năm 1987, đạo diễn Việt kiều Hồ Quang Minh mua tác quyền Thời xa vắng để chuyển thể thành phim với nhận định đây là tác phẩm văn học hay nhất về thân phận con người trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Năm 2003 bộ phim ra mắt khán giả.

Lê Lựu là cha đẻ của nhiều nhân vật luôn đau khổ, bất hạnh trên hành trình tìm kiếm hạnh phúc cá nhân. Ông từng nói: “Thằng Núi trong Sóng ở đáy sông cũng đi tìm được chỗ đứng của nó, đến thằng Sài trong Thời xa vắng nó khốn khổ như thế mà cũng chưa khổ bằng tôi. Tôi đúng là bố của chúng nó về nhục nhã, mất mát”.

Sinh thời, khi tự đánh giá về cuộc đời mình, ông cho biết: “Tôi chỉ là cái gã hạng xoàng, xuất thân từ một anh chân đất mắt toét, đánh dặm mò cua bắt ốc, giờ trở thành nhà văn, cán bộ cao cấp trong quân đội, đó là thứ trời cho, may mắn lắm rồi”.

Lê Lựu còn tự hào khi trong đời viết văn của mình, ông từng là nhà văn đầu tiên của Việt Nam được mời sang Mỹ thời kỳ hậu chiến để “bắc nhịp cầu văn hóa”. Khi được hỏi: “Rốt cuộc, ông mong mỏi điều gì?, nhà văn đáp:”Tôi chỉ mong được về mảnh đất tổ tiên, ăn rau cỏ ở mảnh đất của tôi, trồng rau cuốc đất, sống như người nông dân".

Theo Hoàng Huế/VNE

Đọc thêm

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Thành Sen bình yên ngày mùng 1 Tết

Đường phố trung tâm tỉnh lỵ Hà Tĩnh sáng mùng 1 Tết tĩnh lặng, bình yên tạo một bầu không khí khoan khoái, tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong năm mới.
Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Mãn nhãn màn pháo hoa đêm Giao thừa ở Hà Tĩnh

Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ với năm mới, màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời Hà Tĩnh thể hiện niềm tin, khát vọng về một năm mới thịnh vượng và phát triển.
Năm Tỵ nói chuyện rắn

Năm Tỵ nói chuyện rắn

Trong các nền văn hóa trên thế giới, hình tượng con rắn thể hiện những hình ảnh khác nhau: thần hiền, thần ác, điều tốt, điều xấu, sự hủy diệt, tái sinh... Nhân dịp xuân Ất Tỵ, Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mẩu chuyện đặc sắc về con vật này.
Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Podcast truyện ngắn: Những trái cau non

Bà Mùi lén lau mắt, nhìn ra đường, người người đang hối hả về nhà. Trong nhà, ông Thời đã châm lên cây hương trầm cỡ đại, mùi thơm dâng lên ấm cả khoảnh sân rộng mênh mông, ấm lan cả ba trái cau non nhà bà...
Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Bài chòi Trung Bộ: Câu hò xứ Quảng

Tiết mục "Câu hò xứ Quảng" là loại hình hò khoan đối đáp, dân ca Quảng Nam do Thu Mây biên tập và sáng tác lời mới, dựa trên làn điệu dân ca cổ. Biên đạo: Như Hà. Đoàn ca kịch Quảng Nam biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Đặc sắc mâm cỗ tết của các dân tộc

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, đồng bào các dân tộc ở Việt Nam lại rộn ràng chuẩn bị mâm cỗ Tết. Báo Hà Tĩnh giới thiệu đến độc giả một số mâm cỗ đặc sắc của các dân tộc trên cả nước.
Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Podcast truyện ngắn: Cánh đồng mùa xuân

Anh thấy lòng rộng mở. Mọi ngại ngần đột nhiên biến mất. Trên cánh đồng làng mùa xuân, bó hoa trên tay Tín báo hiệu cho anh một cơ hội mới đã lại bắt đầu…!
Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Hát xoan Phú Thọ: Bỏ bộ

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Bỏ bộ" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcas tản văn: Xuân quê hương

Podcas tản văn: Xuân quê hương

Đã bao mùa xuân trôi qua nơi đất khách, nay trở về quê nhà, tôi như thấy mình lạc bước vào một thước phim cũ, nơi mà từng khung hình đều nhuốm màu ký ức...
Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Hát xoan Phú Thọ: Trống quân đón đào

Tiết mục hát xoan Phú Thọ "Trống quân đón đào" do các nghệ nhân dân gian phường Xoan An Khái, Kim Đức, Phú Thọ biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

"Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" lập kỷ lục

Mặc dù bị chê lạm dụng kỹ xảo và diễn viên chính không hợp vai, "Anh hùng xạ điêu: Hiệp chi đại giả" vẫn lập kỷ lục là tác phẩm nội địa có doanh thu đặt trước cao nhất điện ảnh Trung Quốc.
Mùa vui nay đã về

Mùa vui nay đã về

Còn gì đẹp hơn trong khung cảnh mùa xuân ấm áp, thanh bình, lứa đôi hò hẹn. Còn gì hạnh phúc hơn khi xuân về, nhà nhà đoàn viên trong một đất nước hòa bình, ấm no. Mùa vui nay đã về...
Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Podcast truyện ngắn: Chiều đông

Trái tim bà Tuyết bỗng rộn ràng, cái giá lạnh của mùa đông dường như tan biến. Bà cứ thế ôm lấy đứa trẻ, chạy thật nhanh qua con đường, băng qua bóng tối và giá lạnh. Bà Tuyết tin rằng, trước mắt mình chắc chắn là ánh sáng.