Nhật Bản bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển

Trong video phát trực tiếp từ phòng điều hành, Tập đoàn Điện lực Tokyo công bố hình ảnh nhân viên bật máy bơm nước biển, qua đó tiến hành việc xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển.

Nhật Bản bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển

Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản ngày 24/8/2023. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)

Ngày 24/8, Nhật Bản đã bắt đầu xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Trong video phát trực tiếp từ phòng điều hành, Tập đoàn Điện lực Tokyo (TEPCO) công bố hình ảnh nhân viên bật máy bơm nước biển, qua đó tiến hành việc xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý ra biển.

Liên quan đến quyết định này của Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ phản đối, cho rằng đây là một vấn đề lớn đối với an toàn hạt nhân và có tác động xuyên biên giới.

Trước đó, một quan chức Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc đã hối thúc Nhật Bản lưu tâm đến quan điểm của cộng đồng quốc tế, tiến hành xả nước một cách khoa học, an toàn và minh bạch, cũng như chấp nhận sự giám sát của quốc tế.

Trong báo cáo an toàn công bố tháng trước, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) khẳng định việc Nhật Bản xả nước thải đã qua xử lý phóng xạ sẽ có tác động không đáng kể đối với người dân và môi trường.

Ngày 23/8, IAEA cho biết sẽ thông tin thường xuyên với Chính phủ Hàn Quốc về hoạt động của Nhật Bản xả nước thải đã xử lý phóng xạ từ Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima ra biển.

Theo Tổng Giám đốc IAEA, ông Rafael Grossi, hai bên đã nhất trí lập khuôn khổ chia sẻ thông tin nhằm giải quyết những lo ngại của Hàn Quốc.

Cơ quan này khẳng định kế hoạch xả thải của Nhật Bản “đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của IAEA, vốn được dùng làm hệ quy chiếu toàn cầu để bảo đảm an toàn cho người dân và môi trường.”

IAEA đã mở một văn phòng thường trực tại Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima và sẽ tiếp tục theo dõi hoạt động xả thải để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế và sẽ “cung cấp thông tin cập nhật” cho phía Hàn Quốc.

IAEA cũng sẽ công khai các dữ liệu giám sát thời gian thực về hoạt động này.

Tháng 3/2011, Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất và sóng thần, khiến Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima bị ảnh hưởng.

TEPCO, đơn vị vận hành nhà máy, phải xử lý hàng trăm bể chứa hơn 1 triệu tấn nước ô nhiễm dùng để làm mát lò phản ứng.

Năm 2021, giới chức Nhật Bản bắt đầu lên kế hoạch xả dần nước thải đã qua xử lý ra biển.

Nhật Bản cho biết nước thải nhiễm phóng xạ sẽ trải qua hệ thống lọc để loại bỏ các đồng vị phóng xạ, chỉ để lại tritium, một trong hai đồng vị phóng xạ của hydro.

Các chuyên gia cho biết lượng tritium trong môi trường sẽ cực nhỏ do hòa lẫn với nước biển.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.