Nhật Bản cảnh báo nguy cơ siêu động đất

Tokyo cảnh báo nguy cơ xảy ra siêu động đất ở rãnh Nankai "tăng vài lần" so với thông thường, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở vùng tây nam.

Vài giờ sau khi trận động đất mạnh 7,1 độ rung chuyển vùng tây nam Nhật Bản chiều 8/8, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) phát cảnh báo về nguy cơ xảy ra siêu động đất "cao hơn bình thường" xung quanh rãnh Nankai, rãnh ngầm chạy dọc bờ biển Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên họ đưa ra cảnh báo như vậy.

Chính phủ Nhật Bản vốn ước tính có 70-80% khả năng xảy ra siêu động đất mạnh 8-9 độ dọc rãnh Nankai trong vòng 30 năm tới. Trong kịch bản xấu nhất, siêu động đất có thể làm rung chuyển khu vực rộng lớn từ Kanto đến Kyushu, gây sóng thần nhấn chìm các vùng ven biển Kanto đến Okinawa. Số người thiệt mạng có thể lên đến 323.000.

Naoshi Hirata, người đứng đầu cơ quan cố vấn của JMA, cho biết xác suất xảy ra siêu động đất hiện "tăng vài lần". Tuy nhiên, JMA cũng nhấn mạnh "điều này không có nghĩa là chắc chắn sẽ xảy ra động đất lớn".

Ông Naoshi Hirata, người đứng đầu cơ quan cố vấn của JMA, cảnh báo về nguy cơ siêu động đất. Ảnh: Jiji
Ông Naoshi Hirata, người đứng đầu cơ quan cố vấn của JMA, cảnh báo về nguy cơ siêu động đất. Ảnh: Jiji

Cảnh báo của JMA không khuyến cáo người dân phải sơ tán, nhưng nhắc nhở cần duy trì cảnh giác trong khoảng một tuần. "Không thể dự đoán chính xác các khu vực cần chuẩn bị ứng phó, nhưng tất cả đều phải thận trọng trước mọi tình huống có thể xảy ra", ông Hirata nói.

Rãnh Nankai dài khoảng 800 km, là nơi các mảng kiến tạo Á - Âu và Philippine giao nhau. Những trận động đất lớn xảy ra ở rãnh Nankai khoảng 100 năm một lần, nhưng không thể dự đoán chính xác thời điểm.

Trong lịch sử, các trận động đất ở rãnh ngầm này gây thiệt hại nghiêm trọng, lần gần nhất là vào ngày 21/12/1946, gây sóng thần lớn, khiến 1.330 người chết.

Vị trí rãnh Nankai và khu vực có nguy cơ xảy ra siêu động đất. Đồ họa: NHK
Vị trí rãnh Nankai và khu vực có nguy cơ xảy ra siêu động đất. Đồ họa: NHK

Thủ tướng Fumio Kishida hôm nay hủy kế hoạch thăm Trung Á đã được lên lịch vào 9-12/8, sau thông tin từ JMA.

JMA lập cơ chế cảnh báo liên quan đến siêu động đất tiềm tàng ở rãnh Nankai từ năm 2017. Cơ chế này được kích hoạt khi rung chấn mạnh trên 6,8 độ xảy ra ở khu vực có nguy cơ siêu động đất hoặc khi có chuyển động địa chất bất thường.

Nhật Bản là một trong những quốc gia có hoạt động địa chấn mạnh nhất thế giới. 4 trong số hàng chục mảng kiến tạo lớn tạo nên bề mặt Trái Đất nằm ở Nhật Bản. Động đất thường xảy ra tại đường đứt gãy giữa các mảng kiến tạo. Quốc đảo này cũng nằm trên "Vành đai lửa", chuỗi các núi nửa và địa điểm hoạt động địa chấn ở rìa Thái Bình Dương, khiến Nhật Bản hứng chịu khoảng 18% các trận động đất hàng năm trên thế giới.

Bộ Thiên tai Nhật Bản cho biết khoảng 10 người bị thương, một số công trình bị hư hại sau trận động đất 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8.

Một ngôi nhà đổ sập ở thành phố Osaki, tỉnh Miyazaki, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8. Ảnh: AFP
Một ngôi nhà đổ sập ở thành phố Osaki, tỉnh Miyazaki, sau rung chấn mạnh 7,1 độ ở miền nam Nhật Bản ngày 8/8. Ảnh: AFP
vnexpress.net

Đọc thêm

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Ông Trump bất ngờ nhận tin vui

Luật sư Steve Sadow của ông Trump ca ngợi quyết định hủy bỏ 2 cáo buộc lần này của Thẩm phán hạt Fulton của bang Georgia Scott McAfee là một chiến thắng.
Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.