Nhặt được ví tiền, người phụ nữ nhờ công an tìm người trả lại

(Baohatinh.vn) - Nhặt được số tiền gần 5 triệu đồng, chị Nguyễn Thị An ở thôn Cồn Sơ, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tìm cách trả lại người đánh rơi.

Nhặt được ví tiền, người phụ nữ nhờ công an tìm người trả lại

Chị Nguyễn Thị An trao lại chiếc ví cho người nhà chị Vũ Thị Ngọc Phương.

Khoảng 16h ngày 11/2, trên đường về nhà ở thôn Cồn Sơn, xã Sơn Tiến, chị Nguyễn Thị An đã nhặt được 1 chiếc ví màu trắng, trong đó có 1 giấy phép lái xe, 1 đăng ký xe máy và 4 thẻ ngân hàng đều đứng tên Vũ Thị Ngọc Phương (SN 1995, trú xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) và gần 5 triệu đồng. Ngay sau đó, chị An đã đến Công an xã Sơn Tiến trình báo tìm người đánh rơi để trả lại.

Đến 16h30' cùng ngày, toàn bộ số tài sản trên được Công an xã Sơn Tiến và chị Nguyễn Thị An trao trả lại cho người nhà chị Phương.

Đọc thêm

Pháp luật không có… “giá như”

Pháp luật không có… “giá như”

Nhận ra sai lầm cũng là lúc Đặng Xuân Hùng và các bị cáo còn lại (cùng trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) phải đối diện với pháp luật. Mọi sự “giá như” giờ đây đều trở nên vô nghĩa.
Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Luật TNHH Hà Châu (số 02H, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh) không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng; trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho người dân.
Buôn pháo... giá đắt!

Buôn pháo... giá đắt!

Nghe xong phần tuyên án từ TAND TP Hà Tĩnh, Nguyễn Tiến Lực (trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) như chết lặng. Mọi sự ăn năn giờ đây chẳng thể nào cứu nổi bị cáo khỏi chốn tù tội.
“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

Anh Điện Văn Hưng (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong các hoạt động kinh doanh đường phố, thường xuất hiện khái niệm “bảo kê”. Vậy, người thực hiện hành vi “bảo kê” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?