Nhiếp ảnh gia 9X kể chuyện tình "25 năm yêu hồn nhiên" của ba mẹ

Bấy nhiêu năm chung sống, chú Thượng chỉ giận cô Thanh duy nhất một lần.

"Từ nhỏ, tôi nhớ ba hay đứng trước hiên ngóng mẹ về. Lần nào đi chợ, mẹ cũng mua quà cho ba, khi thì bánh mì thịt, khi thì bánh bao, hoa quả... Mẹ mua thứ gì ba cũng ăn. Ba thích thú như con nít vậy", đó là cách Thạch Thanh Bình, nhiếp ảnh gia sinh năm 1995, mở đầu câu chuyện về cuộc hôn nhân không đám cưới của ba mẹ.

nhiep anh gia 9x ke chuyen tinh 25 nam yeu hon nhien cua ba me

Khoảnh khắc tình cảm của cô Thanh và chú Thượng qua ống kính của con trai.

Chú Thạch Thượng, ba của Thanh Bình, sinh năm 1972 tại Châu Thành, Sóc Trăng. Năm 18 tuổi, khi xem trâu ở gần nhà, chú thoáng thấy một cô bé trạc tuổi đang cần mẫn mót thóc. Chú Thượng tiến lại gần "ghẹo" cô bé rồi nói chuyện qua lại. Cô bé ấy chính là Kiều Thanh, sau này là vợ chú, là mẹ của hai chị em Thanh Bình.

Từ dạo quen biết cô Thanh, chú Thượng chỉ được gặp cô mỗi năm một lần vào đúng mùa lúa chín. Cô Thanh khi ấy tròn 16 tuổi, chèo ghe cùng ông ngoại Thanh Bình đi làm thuê khắp nơi. Sau ba năm yêu nhau, chú Thượng xin phép gia đình đón cô Thanh về sống chung. Cuộc hôn nhân của họ bắt đầu từ năm 1992. Tới năm 1993, chị hai của Thanh Bình chào đời.

Đôi vợ chồng trẻ về sống với nhau không có đám cưới. Họ được ông nội Thanh Bình cho miếng đất nhỏ để làm nhà. Tất cả vốn liếng chỉ có vài thửa ruộng. Chú Thượng và cô Thanh cần mẫn trồng trọt nuôi hai con ăn học. 25 năm chung sống, chú Thượng chỉ giận cô Thanh duy nhất một lần. Kể từ đó tới nay, cuộc sống của họ chỉ toàn tiếng cười dù thiếu thốn vật chất.

Miền quê nghèo nơi gia đình Thanh Bình sinh sống chỉ mới có điện khoảng ba năm gần đây. Trước đó, căn nhà lá lụp xụp được thắp sáng bằng năng lượng từ máy phát. Buổi tối, cứ khoảng 20h, cả nhà lên giường đi ngủ. Những câu chuyện không đầu cuối từ ba mẹ chính là nguồn vui duy nhất trong tuổi thơ của chị em Thanh Bình.

Đến tuổi đi học, Bình và chị hai được ba mẹ gửi lên ở nhà ông bà nội. Từ lúc các con đi học xa, chú Thượng chỉ có cô Thanh là bầu bạn. Chú đi đâu, làm gì cũng muốn được gần cô. Khi cô Thanh đi chợ, chú Thượng ngồi dưới mái hiên ngóng cô về.

Chú Thượng thỉnh thoảng đi làm thêm, được bao nhiêu, chú đưa hết cho cô Thanh giữ. Mỗi lần về nhà nội, cô đưa chú 50 nghìn đồng. Chú Thượng đi xe đò hết 20 nghìn đồng, còn 30 nghìn đồng tiêu vặt.

"Ba chẳng mấy khi tiêu tiền. Ba chỉ ăn đồ mẹ nấu và quanh quẩn ở nhà", nhiếp ảnh gia 9X chia sẻ.

nhiep anh gia 9x ke chuyen tinh 25 nam yeu hon nhien cua ba me

25 năm, cuộc sống của ba mẹ Thanh Bình gắn liền với đồng ruộng.

Ở nhà, chú Thượng ra vào phụ cô Thanh việc nấu nướng. Khi cô ốm, chú tự tay cạo gió, đánh cảm. Những lần cô bệnh nặng, chú đi bộ gần 3 km lên đường lớn rồi bắt xe vào thành phố mua thuốc. Bình nhớ mãi lần ba lội qua con sông cạn để kịp mang thuốc về cho mẹ.

Tài sản lớn nhất trong cuộc đời cô Thanh, chú Thượng là chị em Thanh Bình. Chị gái Bình hiện đã có tổ ấm riêng. Cậu út sinh năm 1995 rất đam mê nhiếp ảnh. Hồi mới tập chụp ảnh, Bình về xin mẹ 15 triệu đồng sắm máy. Cô Thanh sợ chú Thượng không đồng ý nên đã lén lấy tiền cho con. Sau này, Bình mới biết, ba không những không phản đối, mà còn ủng hộ anh theo đuổi ước mơ của mình.

Khi đã "chắc tay" với nhiều bộ ảnh đẹp, Bình chợt nhớ ra, ba mẹ mình không hề có ảnh cưới. Nhiếp ảnh gia ngay lập tức đề nghị được ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc của ba mẹ ngay trên mảnh ruộng gắn bó với họ 25 năm.

nhiep anh gia 9x ke chuyen tinh 25 nam yeu hon nhien cua ba me

Kể từ khi về chung sống, đây là bộ ảnh duy nhất cô chú chụp cùng nhau.

Khi được hỏi ước mơ của ba mẹ là gì, chàng trai trẻ cười đáp: "Mẹ muốn có tiền để sửa nhà, còn ba ước có tivi thật to để xem phim. Tôi đang nỗ lực làm việc để "hiện thực hóa" giấc mơ giản dị của ba mẹ. Nếu không cố gắng, ước mơ sẽ mãi chỉ là ước mơ thôi".

Hiện cô Thanh, chú Thượng vẫn sống tại căn nhà nhở ở Châu Thành, Sóc Trăng. Thanh Bình đã có studio riêng, anh làm việc tại Cần Thơ, khoảng 1-2 tháng về thăm ba mẹ một lần.

Theo Lam Trà/ngoisao.net

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.