Nhiều người dân Hương Khê bị lừa hàng trăm triệu đồng trên không gian mạng

(Baohatinh.vn) - Gần đây, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đang có nhiều diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài sản.

Nhiều người dân Hương Khê bị lừa hàng trăm triệu đồng trên không gian mạng

Một hình thức lừa đảo với lời dụ dỗ việc làm trên không gian mạng có thu nhập cao.

Mặc dù các lực lượng chức năng đã có những cố gắng, nỗ lực trong công tác đấu tranh, phòng ngừa nhưng không ít người dân ở Hương Khê vẫn bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau.

Đại úy Đặng Bá Toàn, Trưởng Công an xã Hà Linh (huyện Hương Khê) thông tin, mới đây, một người dân trên địa bàn trình báo sự việc bị lừa đảo gần 350 triệu đồng. Đáng nói, thủ đoạn lừa đảo không mới, đối tượng gọi điện thoại tự xưng là cán bộ viễn thông, thông báo sim của người dân đang bị theo dõi, cần chuyển tiền để thực hiện bảo mật thông tin. Do đối tượng lừa đảo biết rõ thông tin cá nhân và khẳng định đây chỉ là khoản tạm thu, sau này sẽ chuyển trả lại nên người dân cả tin, nhiều lần thực hiện chuyển tiền. Đến khi không còn liên lạc được với đối tượng lạ nữa thì người dân mới biết bị lừa và trình báo với cơ quan chức năng.

Nhiều người dân Hương Khê bị lừa hàng trăm triệu đồng trên không gian mạng

Công an xã Hương Trà và Phòng giao dịch Phúc Trạch (Agribank Chi nhánh Hương Khê) kịp thời giúp người dân tránh được một vụ lừa đảo (tháng 10/2023).

Theo nhận định của cơ quan chuyên môn, tình hình các đối tượng xấu lợi dụng internet và không gian mạng, mạng viễn thông để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hương Khê có nhiều diễn biến phức tạp.

Theo nắm bắt, một số người dân ở các xã Hà Linh, Hương Xuân, Hương Giang, Hương Long, Hương Lâm, Phúc Đồng, thị trấn Hương Khê,... đã bị mất hàng trăm triệu đồng do cả tin vào những chiếc “bẫy” của các đối tượng lừa đảo giăng ra. Hành vi lừa đảo chủ yếu là giả mạo các cơ quan chức năng gọi điện, nhắn tin, lợi dụng sự mất cảnh giác của người dân để chiếm đoạt tiền, tài sản.

Trước tình hình này, các địa phương, cơ quan chức năng đã vào cuộc, xây dựng các kế hoạch nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân để phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Ông Hoàng Quốc Nhã - Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy cho biết, địa phương tập trung cao công tác tuyên truyền cho người dân nâng cao cảnh giác trên không gian mạng và mạng viễn thông.

Theo đó, chỉ đạo xây dựng các bài tuyên truyền khuyến cáo người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân (số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng) cho người lạ, không rõ mục đích; không chuyển tiền, nộp tiền vào bất kỳ tài khoản ngân hàng của cá nhân, tổ chức nào khi chưa biết rõ họ là ai; không truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, website lạ; không thực hiện yêu cầu chuyển tiền thông qua tin nhắn của các trang mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Viber... kể cả là của người thân, bạn bè; cần gọi điện thoại xác nhận nhằm tránh trường hợp người thân, bạn bè bị “hack” tài khoản...

Nhiều người dân Hương Khê bị lừa hàng trăm triệu đồng trên không gian mạng

Công an xã Hương Xuân tuyên truyền, giải thích, kịp thời ngăn chặn một người dân chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo.

Ông Phạm Văn Báu - Chánh Thanh tra Sở TT&TT cho biết: "Không chỉ ở Hương Khê, tình hình tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, quá trình điều tra, đấu tranh của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn do đối tượng thực hiện hành vi phạm tội bằng các số điện thoại không chính chủ, sim rác; tài khoản mạng xã hội được tạo lập, quản lý ở nước ngoài. Vì vậy giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa chính là tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân.

Các cấp, các ngành cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia công tác phòng ngừa, tố giác tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trong đó, công tác tuyên truyền phải kết hợp nhiều hình thức để người dân dễ tiếp cận với tần suất thường xuyên, đảm bảo hiệu quả như: tuyên truyền trên không gian mạng; tuyên truyền trực tiếp tại hội nghị, các buổi sinh hoạt; tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền thông qua các hình thức cổ động...".

Nhiều người dân Hương Khê bị lừa hàng trăm triệu đồng trên không gian mạng

Sở TT&TT cảnh báo một số hình thức lừa đảo trên không gian mạng.

Người dân cũng cần bình tĩnh, không hoang mang, lo sợ khi nhận được các cuộc gọi đe dọa, giả danh công an, viện kiểm sát và tuyệt đối không truy cập, thay đổi mật khẩu tài khoản internet banking, cài các phần mềm lạ hoặc cung cấp tin nhắn chứa mã OTP của ngân hàng theo hướng dẫn của các đối tượng.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công an nơi gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Chủ đề Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Đọc thêm

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Đồng tình mức phạt mới, người dân mong "đèn đỏ" đừng làm khó người đi đường

Từ 1/1/2025, mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông (vượt đèn đỏ) theo quy định của Nghị định 168/2024/NĐ-CP sẽ tăng lên gấp từ 3-6 lần so với trước. Đồng tình với mức phạt mới, người dân Hà Tĩnh cũng mong hệ thống đèn đỏ phải chuẩn chỉnh để họ không bị bất ngờ, lỡ nhịp khi tham gia giao thông.
Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Công an Hà Tĩnh khuyến cáo cháy liên quan đến xe điện

Trước thực trạng các vụ cháy, nổ liên quan đến thiết bị điện, xe điện có xu hướng diễn ra phức tạp, đặc biệt là tại các hộ gia đình, khu chung cư, nơi tập trung đông dân, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã có những khuyến cáo PCCC về phương tiện sử dụng pin Li-ion (xe điện).
Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Đến hẹn... lại lo với “xe dù, bến cóc”!

Cận tết, tình trạng xe đường dài Bắc - Nam đón, trả khách trên tuyến quốc lộ 1 và tuyến tránh TP Hà Tĩnh diễn ra thường xuyên, gây mất trật tự, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Dự án chợ Bộng huyện Vũ Quang: Dở dang đến bao giờ?

Vụ việc đã rõ, được TAND cấp cao phán quyết, nhưng những tồn đọng trong GPMB dự án xây dựng chợ Bộng (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đến nay vẫn chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến hoạt động của nhà đầu tư cũng như tình hình giao thương của người dân.