Khi mới sinh ra, khả năng nghe của me bé rất nhạy cảm. Tuy nhiên, thính giác của bé sẽ giảm dần. Vậy nguyên nhân là do đâu? Dưới đây là 4 thói quen chăm sóc làm giảm khả năng nghe của bé. Mẹ nên chú ý.
Cho trẻ bú nằm
Hầu hết những người mẹ đều rất mệt mỏi vì phải làm cùng lúc công việc cũng như việc nhà mỗi ngày. Khi về nhà, họ thường nằm trên giường để cho con bú và tranh thủ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đây là một trong những thói quen sai lầm gây ảnh hưởng đến thỉnh giác của trẻ. Đơn giản là vì vòi nhĩ của trẻ thẳng, bú nằm sẽ khiến trẻ dễ bị ho, sữa chảy vào vòi nhĩ, gây viêm tai giữa. Tốt nhất, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi, một tay đỡ đầu, cổ của bé, một tay giữ vú để kiểm soát tốc độ chảy của sữa.
Vệ sinh tai không đúng cách
Một số bà mẹ quá cẩn thận nên đã dùng tăm bông vệ sinh quá sâu trong ống tai của bé. Tuy nhiên, việc dùng tăm bông, vệ sinh quá sâu có thể gây thủng màng nhĩ, ảnh hưởng đến khả năng nghe của em bé. Tai là một trong những bộ phận có khả năng tự làm sạch nên mẹ không nên làm sạch tai bé một cách kỹ càng. Mẹ chỉ nên dùng bông ẩm làm sạch vùng ngoài tai, không sử dụng tăm bông, ngoáy tay để vệ sinh tai cho bé.
Ép trẻ uống thuốc
Một số em bé rất sợ uống thuốc nên bố mẹ thường bịt mũi để trẻ há miệng và cho uống thuốc. Ép uống thuốc theo cách này có thể khiến thuốc chảy vào vòi nhĩ gây viêm tai giữa . Hơn nữa, trong những trường hợp này, đường hô hấp của trẻ bị mở và thuốc dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp, gây nhiễm trùng phổi, làm tắc nghẽn nghiêm trọng khí quản và gây ngạt thở. Thay vì bịt mũi của trẻ, bố mẹ nên cho trẻ uống thuốc bằng ống tiêm đã được khử trùng, sau đó bơm vào cổ họng của trẻ.
Sử dụng kháng sinh không đúng cách
Sức đề kháng và khả năng miễn dịch của trẻ sơ sinh rất yếu. Vì vậy, các bé rất dễ bị bệnh. Bố mẹ thường phải dùng các loại kháng sinh khác nhau để giúp trẻ hồi phục nhanh hơn.
Mặc dù những loại kháng sinh này có thể chữa khỏi cho bé nhanh chóng nhưng cũng có thể gây tổn thương thính giác ở trẻ. Dùng kháng sinh cho trẻ với liều lượng không phù hợp có thể gây tổn thương thính giác ở trẻ. Một số trẻ bị dị ứng kháng sinh, ngay cả với liều lượng bình thường cũng có thể gây hại đến thính giác của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên cẩn thận hơn khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh.
Theo Đông y, thịt dê có vị ngọt nhưng không ngấy, tính ôn nhưng không táo, có tác dụng trừ hàn, bổ khí huyết... Do đó, ăn thịt dê vào mùa đông không chỉ giúp bồi bổ cơ thể mà còn có tác dụng chống lại phong hàn.
Cảm cúm là căn bệnh phổ biến mà hầu hết mọi người đều gặp phải hằng năm, đặc biệt vào là mùa lạnh. Làm sạch nhà mùa cúm sẽ giảm được nguy cơ bị “ốm vặt”, hắt hơi, sổ mũi...
Phổi là một cơ quan quan trọng trong cơ thể con người. Nhờ hoạt động của phổi, cơ thể chúng ta được cung cấp lượng oxy cần thiết, giúp các cơ quan khác hoạt động dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Nhâm nhi một đồ uống ấm pha với các thành phần tự nhiên, có thể là một cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới trong mùa đông, không chỉ mang lại sự ấm áp mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Những ngày ẩm ướt, ngày mưa là nỗi lo đối với nhiều người vì quần áo dễ bị ẩm mốc và khó khô. Dưới đây là những mẹo vặt chăm sóc quần áo ngày mưa mà bạn không nên bỏ qua.
Các lỗi bếp hồng ngoại như E1, E2, E3, E4... thường gặp do nhiệt, điện áp hoặc hỏng quạt. Khắc phục nhanh chóng bằng cách kiểm tra, sử dụng ổn áp, hoặc liên hệ bảo hành.
Theo các chuyên gia nuôi dạy con, trẻ tiếp thu nhiều hơn người lớn nghĩ, không chỉ thứ cha mẹ trực tiếp nói với chúng, mà cả những điều nói với người khác.
Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Viêm đại tràng mạn tính là bệnh đường tiêu hóa thường gặp, ước tính có đến 20% dân số mắc viêm đại tràng mạn tính, tỉ lệ này ngày càng gia tăng nhanh chóng.
Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.