Những lưu ý để bảo vệ ô tô mùa mưa bão

Siêu bão Yagi (bão số 3) sắp đổ bộ vào đất liền và gây mưa lớn, dự kiến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, trong đó có hoạt động giao thông.

Vì thế, chủ phương tiện nên tránh đi ra đường vào lúc siêu bão Yagi đổ bộ và ngay sau thời điểm mưa bão nếu không cấp thiết. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc phải tham gia giao thông thì chủ xe cần lưu ý những điều dưới đây để bảo vệ ô tô và sự an toàn của bản thân:

Tránh các điểm ngập

Một trong những quy tắc đầu tiên khi tài xế lái ô tô trong cơn mưa bão đó là chú ý quan sát những điểm ngập nước, đi chậm và rà phanh để đảm bảo an toàn.

Nếu đối mặt với vùng ngập nước, việc đầu tiên là phải xác định mực nước để đoán định được chiếc xe (gầm thấp hoặc gầm cao) có đủ để vượt qua hay không. Nếu nước ngập không quá 20cm hoặc không quá cạnh dưới cánh cửa, tài xế có thể di chuyển qua một cách an toàn; còn không chắc chắn thì tuyệt đối không lái xe qua.

Tài xế cần lưu ý nên đi đều ga, không đạp thốc ga, đi số thấp để nước không tràn lên khu vực lưới tản nhiệt và đi vào ống hút gió. Việc đi chậm sẽ giúp xe bám đường tốt hơn, giảm tải cho hệ thống phanh đang bị trơn trượt, đồng thời dễ phát hiện các chướng ngại vật như nắp cống, nắp hố ga…

Nếu lái xe số sàn, tài xế nên đi số 1-2. Còn đối với xe số tự động, hoặc bán tự động thì nên chuyển về số D1 hoặc chuyển về chế độ số tay, rồi đi ở số 1-2. Tốc độ di chuyển nên thấp hơn, nên đi từ 30-40km/h.

Không đi song song với xe khác

Khi di chuyển vào vùng mưa bão có rất nhiều trường hợp tài xế bị xe đi song song tạt nước mưa tạt vào kính lái, gây dễ bị trượt lề hoặc mất lái do đường trơn và gây mất kiểm soát. Do đó, tài xế nên không đi song song với xe khác mà cần tập trung vào việc duy trì khoảng cách an toàn.

Nếu không cần thiết, không nên lái xe giữa lúc siêu bão Yagi đổ bộ. (Ảnh minh họa).

Nếu không cần thiết, không nên lái xe giữa lúc siêu bão Yagi đổ bộ. (Ảnh minh họa).

Bật đèn sương mù, pha gần

Đây là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Nguyên nhân, trong điều kiện mưa bão, tầm nhìn của tài xế bị giảm. Do đó, việc bật đèn sương mù và đèn pha giúp tăng khả năng nhìn thấy cho người tài xế. Đèn sương mù và đèn pha giúp tài xế nhìn rõ hơn các vật cản, chướng ngại vật và các phương tiện khác trên đường, đồng thời cũng giúp người khác nhìn thấy xe của mình một cách dễ dàng để tránh và giảm nguy cơ tai nạn.

Tài xế cũng cần giữ khoảng cách với xe phía trước, không đi sát xe lớn như xe buýt, xe tải vì các phương tiện này có kích thước lớn dễ tạo ra sóng nước lớn trong quá trình tham gia giao thông.

Không mở kính lái

Khi lái xe trong thời tiết mưa bão, một số tài xế lái xe có thói quen mở cửa sổ cho thoáng và dễ quan sát. Tuy nhiên việc này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bởi có thể làm nước mưa bắn vào hoặc nước ngập từ đường chảy vào trong xe. Điều này sẽ gây hư hỏng nghiêm trọng cho hệ thống điện, điện tử và các bộ phận khác của xe. Ngoài ra, gió mạnh hoặc áp lực từ mưa có thể làm cho cửa mở mất kiểm soát và gây trở ngại cho quá trình lái xe, nguy cơ dẫn đến tai nạn rất lớn.

Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa

Tài xế cũng không nên để nhiệt điều hoà chênh lệch lớn khi đang lái xe trong điều kiện thời tiết mưa bão, bởi độ ẩm trong cabin xe và ngoài trời khác nhau sẽ tạo nên hơi ẩm ở kính xe, làm mờ kính, tài xế khó quan sát.

Đặc biệt, khi nhiệt độ chênh lệch lớn sẽ tạo ra sự khác biệt về áp suất giữa bên trong và bên ngoài xe. Điều này có thể làm cho không khí bên ngoài (có chứa nước) xâm nhập vào khoang nội thất qua hệ thống điều hoà và nguy cơ gây hư hỏng các thiết bị điện tử và hệ thống điện của xe.

Dừng lại khi mưa bão quá lớn

Khi mưa quá lớn, cần gạt nước không đảm gạt kịp để đảm bảo tầm nhìn cho lái xe dẫn đến không nhìn thấy đường. Ngoài ra, khi trời mưa bão, sẽ dẫn đến dễ quật đổ các hàng cây bên đường, lề phố và nguy hiểm đến các phương tiện lưu thông trên đường. Do vậy, trong trường hợp này, tài xế nên dừng việc lái xe để trú ẩn là cách tốt nhất.

Khi dừng đỗ, nên chọn những nơi cao ráo, thoáng đãng và không làm ảnh hưởng đến xe khác. Không nên dừng đỗ dưới gốc cây to khi trời mưa bão bởi các cành cây rất dễ gãy đổ vào xe.

Trong trường hợp khi chiếc xe bị ngập úng, đột ngột tắt máy, tài xế tuyệt đối không tìm cách nổ máy xe khi xe bị tắt máy bởi hành động này sẽ làm cho xe hư hỏng nặng, nghiêm trọng hơn là nước lọt vào động cơ gây thuỷ kích.

Vì thế tài xế nên chuyển cần số về vị trí N (hoặc số 0) để có thể thuận tiện hơn khi đẩy tới vị trí cao hơn, gọi cứu hộ ngay khi có thể. Trong lúc chờ đợi, có thể mở nắp capo và tháo cọc của bình ắc quy để tránh bị rò rỉ điện.

vtcnews.vn

Đọc thêm

Những bộ phận xe cần kiểm tra trước mỗi chuyến đi dài

Những bộ phận xe cần kiểm tra trước mỗi chuyến đi dài

Trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh, nhiều gia đình lựa chọn về quê hoặc đi du lịch xa bằng phương tiện cá nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các sự cố không mong muốn, việc kiểm tra kỹ lưỡng xe trước mỗi chuyến đi dài là điều cần thiết.