Những người lính quả cảm trên mặt trận phòng, chống thiên tai ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với tinh thần trách nhiệm cao, quả cảm trong hành động, cán bộ, chiến sỹ (CBCS) trong lực lượng quân sự Hà Tĩnh đã có nhiều đóng góp tích cực trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN)…

Màu áo lính trong mưa bão

Mùa mưa năm 2020, huyện Cẩm Xuyên bị thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng trong mưa lũ, tình quân dân cá nước lại thêm một lần được khẳng định bởi những hình ảnh đẹp, việc làm có ý nghĩa của CBCS ở Ban CHQS huyện Cẩm Xuyên.

Các CBCS đã có mặt khắp mọi nơi, trong mọi thời điểm, làm bất cứ việc gì mà người dân cần giúp đỡ. Từ thông tin tuyên truyền đến giúp dân chằng néo nhà cửa, di dời tài sản, sơ tán người ra khỏi nơi nguy hiểm, tiếp tế lương thực, khắc phục hậu quả… đều có sự hiện diện của những người lính quả cảm, đầy trách nhiệm.

Những người lính quả cảm trên mặt trận phòng, chống thiên tai ở Hà Tĩnh

CBCS Ban CHQS Cẩm Xuyên ứng cứu, di dời dân đến nơi an toàn trong trận lũ lịch sử năm 2020 (ảnh tư liệu)

Trung tá Trần Danh Thắng - Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Cẩm Xuyên chia sẻ: “Mùa mưa bão năm ngoái, chúng tôi đã điều động 220 lượt CBCS trong đơn vị, 1.561 lượt chiến sỹ tự vệ và huy động nhiều phương tiện vào cuộc. Qua đó, CBCS trong đơn vị đã cùng các lực lượng khác tham gia di dời 13.339 hộ/43.208 khẩu đến nơi tránh trú an toàn; vận động, tiếp nhận, trao tặng nhu yếu phẩm khác; giúp bốc xếp, phơi sấy 400 tấn lúa; dọn vệ sinh 18 trường học, 7 trụ sở xã, 5 trạm y tế, 7 tượng đài liệt sỹ, 34 hội quán thôn, 30 tuyến đường và hàng trăm nhà dân…”.

Không chỉ ở Cẩm Xuyên mà từ trước đến nay, những người lính Cụ Hồ trên quê hương Hà Tĩnh đều để lại hình ảnh đẹp qua những lần giúp người dân phòng, chống thiên tai. Từ chỉ huy đến mỗi chiến sỹ đều quán triệt nghiêm túc tinh thần chỉ đạo, mệnh lệnh chiến đấu của cấp trên, lấy phương châm “phòng là chính, tích cực, chủ động, ứng cứu nhanh có hiệu quả” và sẵn sàng “4 tại chỗ” để không bất ngờ, bị động.

Các anh luôn bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, xung kích đi đầu, tham gia tất cả mọi hoạt động trong PCTT - TKCN với tinh thần trách nhiệm cao nhất, quyết liệt và hiệu quả nhất.

Những người lính quả cảm trên mặt trận phòng, chống thiên tai ở Hà Tĩnh

CBCS Bộ CHQS tỉnh và Ban CHQS huyện Đức Thọ giúp các trường lau dọn trường sau lũ năm 2020 (ảnh tư liệu)

Đại tá Nguyễn Hữu Thông - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh thông tin thêm: “Với đặc điểm địa hình, thời tiết và tính phức tạp của thiên tai nên lực lượng vũ trang Hà Tĩnh luôn coi PCTT - TKCN là nhiệm vụ chính trị quan trọng, được ưu tiên thực hiện hàng đầu. Nhờ vậy, toàn lực lượng đã có sự vào cuộc chủ động, đồng bộ và hiệu quả trong tình huống xảy ra thiên tai.

Đặc biệt, trong các trận mưa lũ lớn vào năm 2020, chúng tôi đã điều động 4.216 lượt CBCS, 33.019 lượt dân quân tự vệ (DQTV), 195 lượt xuồng và 346 lượt ô tô các loại để tham gia tất cả các hoạt động PCTT - TKCN trên khắp các địa bàn. Sự cống hiến, đóng góp đó đã được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân ghi nhận, hình ảnh anh Bộ đội Cụ Hồ thêm sáng ngời trong mưa bão, gian khó”.

Sẵn sàng ứng phó thiên tai

Huyện Thạch Hà là một trong những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa bão, triều cường, ngập lụt, sạt lở đất đá… Vì vậy, công tác sẵn sàng ứng cứu với mọi tình huống đang được Ban CHQS huyện chuẩn bị đầy đủ, kiểm tra cẩn thận, phân công phân nhiệm rõ ràng. Tất cả CBCS trong đơn vị đều luôn trong tâm thế cơ động, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ khi thiên tai xảy ra.

Những người lính quả cảm trên mặt trận phòng, chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Ban CHQS huyện Thạch Hà luôn sẵn sàng “4 tại chỗ” để ứng phó với các tình huống thiên tai trên địa bàn.

Thượng tá Lê Nguyên Dũng - Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Thạch Hà cho biết: “Chúng tôi đã nhận định rõ từng địa bàn có nguy cơ mất an toàn cao, công trình trọng yếu, vị trí có khả năng ngập úng, lốc xoáy để xây dựng kế hoạch ứng phó và bố trí nhân lực, phương tiện phù hợp. Đơn vị đã có kế hoạch điều động tất cả CBCS, 1 trung đội dân quân cơ động (28 người), 1 đại đội dự bị động viên (110 người), hàng trăm DQTV và chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị để sẵn sàng cho mọi tình huống”.

Cũng như Ban CHQS huyện Thạch Hà, căn cứ vào tình hình thực tiễn ở từng địa phương, các đơn vị bộ đội trên địa bàn Hà Tĩnh đều đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch sát đúng và chuẩn bị đầy đủ, chu đáo các vấn đề có liên quan theo tinh thần “4 tại chỗ”.

Theo đó, các đơn vị bộ đội ở Nghi Xuân, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh tập trung cao cho công tác ứng cứu đê điều, triều cường, bão đổ bộ, mưa lớn, ứng cứu người và tàu thuyền trên biển. Các huyện miền núi như Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang… tập trung cao cho các phương án ứng phó với sạt đất, lở núi, lũ ống, lũ quét, các hồ xả lũ, vỡ hồ đập thủy lợi…

Những người lính quả cảm trên mặt trận phòng, chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Lãnh đạo Quân khu IV và Bộ CHQS tỉnh kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai tại Lộc Hà.

Để sẵn sàng ứng phó với mùa mưa bão sắp tới, cùng với các đơn vị của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4 đang đóng chân trên địa bàn sẵn sàng chi viện 400 người khi cần, Bộ CHQS tỉnh cũng đã có kế hoạch sẵn sàng điều động hàng chục nghìn CBCS trong các đơn vị trực thuộc và lực lượng DQTV tại các địa phương.

Ngoài ra, các đơn vị cũng đã chuẩn bị đầy đủ các loại trang thiết bị như: 28 xuồng có công suất từ 40-240 CV, 10 bộ vượt sông nhẹ (VSN-1500), 349 bộ nhà bạt cứu sinh, 5.323 áo phao cứu sinh, 4.774 phao tròn cứu sinh, 115 phao bè cứu sinh, nhiều lương thực, thiết bị y tế và các loại trang bị, phương tiện thiết yếu khác.

Những người lính quả cảm trên mặt trận phòng, chống thiên tai ở Hà Tĩnh

CBCS Ban CHQS huyện Hương Sơn kiểm tra, khởi động máy móc, tàu thuyền trước mùa mưa lũ.

Đại tá Nguyễn Hữu Thông - Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh chia sẻ thêm: “Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra và sẵn sàng bảo vệ tốt tính mạng, tài sản của Nhà nước, Nhân dân, quân đội, chúng tôi đã và đang tổ chức các đoàn công tác xuống cơ sở kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ PCTT - TKCN.

Cùng với tổ chức tốt diễn tập PCTT - TKCN, toàn lực lượng cũng đang duy trì tốt các chế độ trực, chủ động tổ chức sử dụng lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó có hiệu quả các tình huống, đặc biệt chú trọng các mục tiêu, địa bàn trọng điểm…”.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.