Những thân phận trong "giông bão"

“Vợ chồng tôi đã cố gắng hết sức, dù có kiệt quệ đến đâu, chúng tôi cũng luôn tự mình gắng dậy vì con. Được đến lúc nào thì đến. Sau này, chúng nó có làm sao thì cũng đỡ ân hận”, đó là tiếng nấc nghẹn ngào cùng những dòng nước mắt dàn dụa của một người mẹ khi nói về 2 đứa con rứt ruột của mình.

Khi đến với xóm Tân Tiến, xã Kỳ Hưng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) không ai không khỏi xót xa khi nhắc đến gia đình anh Lê Xuân Hùng (SN 1964) và chị Nguyễn Thị Hải (SN 1968) có hai người con bị bệnh huyết tán là em Lê Hồng Nhung (17 tuổi) và bé Lê Hồng Sơn (14 tuổi).

Không được chuyền máu kịp thời nên chi em Nhung - Sơn da dẻ vàng vọt, ốm yếu
Không được chuyền máu kịp thời nên chi em Nhung - Sơn da dẻ vàng vọt, ốm yếu

Kể từ khi phát hiện con bị bệnh (bé Nhung tròn 11 tháng tuổi và bé Sơn 8 tháng tuổi), gia đình anh chị luôn rơi vào tình trạng nợ nần và túng thiếu. Lúc đầu, thấy con xanh xao gầy ốm, anh Hùng và chị Hải cứ nghĩ vì gia đình mình nghèo không đủ chất cho con với lại thiếu sữa mẹ nên con bị suy dinh dưỡng, khi bé Sơn ra đời thì cũng có những triệu chứng giống chị.

Cái nghèo lại sinh ra cái nghèo. Nhà có 5 người (thêm chị gái của anh Hùng, không chồng, không con, không nhà cửa ở cùng) nhưng chỉ có hai vợ chồng có sức lao động nên anh Hùng và chị Hải phải tất bật làm việc để lo cho cuộc sống cả gia đình. Chị Hải nói: “Vợ chồng tôi việc gì cũng làm được hết, từ nghề phụ bản, làm thuê, gắt mướn đến lượm ve chai… Dù khó khăn, cực nhọc đến đâu, 2 vợ chồng cũng gắng làm để thấy con sống khỏe mạnh và vui với bạn nó”.

Theo bác sỹ, bệnh 2 bé một tháng phải được đưa đi truyền máu một lần, nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên phải 2 tháng mới có thể đi được. Cuộc đời 2 bé phải bám riết với mùi bệnh viện từ khi lọt lòng, mấy tháng tuổi đã phải chịu những mũi kim đau đớn. Từ khi mới cất tiếng khóc chào đời tới lúc ê a gọi mẹ và cho tới bây giờ 2 bé phải sống trong mệt mỏi.

Cứ mỗi lần ra Hà Nội để chữa trị (dù có bảo hiểm người nghèo được Nhà nước chi trả 95%), gia đình phải chịu 2,5 triệu tiền máu, 1 triệu tiền thuốc và tiền ăn ở từ 15 - 20 ngày nên dù phải tiết kiệm lắm nhưng tổng chi phí cũng tới 4,5 triệu - 5 triệu cho mỗi lần đi.

Anh Hùng tâm sự: “Trong nhà giờ không còn cái gì đáng giá nữa. Càng ngày nợ nần càng dày lên nhưng cho dù có chồng chất thêm nữa vợ chồng tôi cũng cam lòng vì con. Nhìn con mắt bạc da vàng như củ nghệ cắt đôi mà đau lòng quá. Nhưng, biết làm sao được, nhìn thấy chúng mà cảm thấy có lỗi, lòng tôi lại quặn đau”.

Những cơn đau đầu triền miên nhưng Nhung vẫn tỏ ra là người chị cả, luôn giúp Sơn trong việc học hành, khuyên răn Sơn trong cuộc sống và chăm lo cho em mọi sinh hoạt hằng ngày trong những lúc bố mẹ đi làm. Nhung luôn cố gắng tìm những việc mình có thể làm được để đỡ đần thêm cho bố mẹ. Tuy đó là những công việc hằng ngày rất nhẹ nhàng và đơn giản nhưng Nhung đã khiến cho bố mẹ cảm thấy vui lòng và phần nào được an ủi.

Theo điều tra, số trẻ bị bệnh huyết tán(Hemolysic) của nước ta là 10.000 người. Hàng năm, bệnh cướp đi sinh mạng của 300 - 500 đứa trẻ. Theo tổ chức y tế, tỉ lệ mắc bệnh là: 1/500; riêng nước ta, tỉ lệ này cao hơn (khoảng 1,3/500), nhất là ở vùng dân tộc ít người.

Khi nói đến mơ ước, Nhung hồn nhiên: “Em chỉ muốn sau này em và bé Sơn có sức khỏe như những người khác để bố mẹ đỡ vất vả, bé Sơn có thể nô đùa thoải mái cùng bạn nó là em vui rồi”.

Hơn lúc nào hết, gia đình anh Hùng chị Hải đang rất cần sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái trong cộng đồng để phần nào dịu bớt cơn bão lòng.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Anh Lê Xuân Hùng và chị Nguyễn Thị Hải, xóm Tân Tiến, xã Kỳ Hưng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

K33A - Báo chí Truyền thông - ĐH Huế

Đọc thêm

Tiếp tục hoạt động thăm hỏi, tặng quà dịp 27/7

Tiếp tục hoạt động thăm hỏi, tặng quà dịp 27/7

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Văn Trọng và Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân bày tỏ lòng biết ơn trước những cống hiến, hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ, gia đình người có công Hà Tĩnh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thêm một ca mắc sốt xuất huyết ở TX Kỳ Anh

Thêm một ca mắc sốt xuất huyết ở TX Kỳ Anh

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh), ngày hôm nay trên địa bàn có thêm 1 ca mắc sốt xuất huyết, nâng tổng số ca mắc từ đầu năm 2024 đến nay lên 7 ca (1 ca xâm nhập).
Lãnh đạo tỉnh thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công

Lãnh đạo tỉnh thăm hỏi, tặng quà gia đình chính sách, người có công

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tú Anh bày tỏ lòng biết ơn trước những cống hiến, hy sinh to lớn của các anh hùng liệt sĩ, gia đình người có công ở Hà Tĩnh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Talkshow: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công bằng cả trái tim

Talkshow: Thực hiện chính sách ưu đãi người có công bằng cả trái tim

Những năm qua, cùng với tập trung phát triển KT-XH, các cấp, ngành, địa phương ở Hà Tĩnh cũng triển khai đồng bộ hệ thống chính sách ưu đãi về người có công với cách mạng bằng cả trái tim. Xung quanh vấn đề này, Báo Hà Tĩnh có cuộc trò chuyện với ông Đặng Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH và ông Hồ Thái Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn.
Thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh nhân ngày 27/7

Thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh nhân ngày 27/7

Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đến thăm, tặng quà tại các cơ sở chăm sóc, điều trị thương binh, bệnh binh và các gia đình người có công ở Nghệ An, Hà Tĩnh.