Những thay đổi về điều kiện hưởng gói 26.000 tỷ đồng

Ngày 9/11, Chính phủ hướng dẫn thủ tục hưởng hỗ trợ từ gói 26.000 tỷ đồng, sau khi ban hành Nghị quyết sửa đổi hồi giữa tháng 10.

Theo quy định mới, lao động chấm dứt hợp đồng chỉ cần nộp bản sao giấy tờ như hợp đồng lao động, quyết định thôi việc, không cần chứng thực hay có bản chính đi kèm.

Chính sách mới bổ sung quy định hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật là F0 hoặc F1 được thêm một triệu đồng mỗi người. Hồ sơ thụ hưởng và quy trình nộp tương tự nhóm F0, F1 khác.

Với F0 điều trị tại cơ sở y tế, hồ sơ hưởng do cơ sở điều trị lập, bao gồm danh sách, giấy ra viện hoặc chứng tử có xác nhận, bản sao một trong các loại giấy tờ như khai sinh/căn cước/thẻ bảo hiểm y tế/giấy xác nhận mức độ khuyết tật. Người mất hoặc không mang theo giấy tờ trên thì dùng giấy cam kết của người đó, hoặc cha, mẹ, người chăm sóc.

Nếu F1 đã hoàn thành cách ly trước ngày 6/11, hồ sơ gồm văn bản của UBND cấp xã hoặc huyện, cơ quan y tế về việc cách ly; giấy xác nhận hoàn thành cách ly; bản sao một trong các giấy tờ khai sinh/căn cước/thẻ BHYT/giấy xác nhận mức độ khuyết tật; phiếu thu hoặc biên lai tiền ăn.

Những thay đổi về điều kiện hưởng gói 26.000 tỷ đồng

Lao động kéo hàng thuê ở Hà Nội tháng 6/2021. Ảnh: Giang Huy

Chính sách mở rộng hỗ trợ 3 triệu đồng với hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh. Các tỉnh, thành tự quy định tiêu chí xác định nhóm này và hồ sơ, thủ tục hỗ trợ. Những trường hợp đã được xếp vào nhóm lao động tự do và nhận 1,5 triệu đồng thì không hỗ trợ nữa.

Với doanh nghiệp tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất, điều kiện được nới lỏng theo hướng số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch giảm còn 10% thay vì 15% như trước; lùi thời gian lao động chấm dứt hợp đồng từ tháng 2/2021 thay vì từ tháng 5/2021 như quy định cũ. Lao động được thụ hưởng chính sách này không gồm người đã nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 1/2/2021.

Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động có thể nộp hồ sơ thành nhiều đợt và gửi đến sở LĐ-TB&XH nơi đặt trụ sở chính hoặc nơi đăng ký đóng bảo hiểm xã hội. Quy định cũ yêu cầu chỉ gửi hồ sơ tới sở LĐ-TB&XH nơi đặt trụ sở chính.

Tính tới ngày 15/10, gói an sinh 26.000 tỷ đồng giải ngân gần 21.900 tỷ, hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt lao động. Riêng 23 tỉnh thành phía Nam chiếm khoảng 80% toàn gói. Nghị quyết sửa đổi ban hành hôm 14/10 đã nới lỏng thủ tục và bổ sung một số nhóm thụ hưởng.

Theo Hồng Chiêu/VNE

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.