Những trường hợp không được nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178

Bạn đọc hỏi: Những trường hợp không được nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178?

Bộ Nội vụ mới ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức... trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.

Trong hướng dẫn này, Bộ Nội vụ cũng nêu các trường hợp không được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi. Cụ thể:

+ Cán bộ quản lý không thuộc diện sắp xếp trực tiếp; nếu cơ quan, đơn vị của họ không trực tiếp bị sắp xếp lại, dù số lượng cấp phó có thể ít hơn quy định, họ vẫn không thuộc diện được nghỉ hưu trước tuổi.

+ Người lao động đã chấm dứt hợp đồng cũ và ký hợp đồng mới sau ngày 15/1/2019, dù hợp đồng cũ của họ có ký trước thời điểm đó thì việc ký lại hợp đồng sau mốc thời gian này sẽ khiến họ không đủ điều kiện hưởng chính sách.

+ Người lao động có đủ điều kiện về thâm niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn, đủ tuổi nghỉ hưu và đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì nghỉ hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội và không thuộc diện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi do tinh gọn bộ máy.

Nghị định 178 được Chính phủ ban hành cuối tháng 12/2024 quy định chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang khi sắp xếp bộ máy. Theo đó, người có tuổi đời cách tuổi nghỉ hưu tối đa 10 năm (điều kiện bình thường) hoặc 5 năm (vùng đặc biệt khó khăn) và đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng ba chế độ hỗ trợ khi nghỉ hưu trước tuổi.

Như vậy, theo hướng dẫn mới nhất, thì những trường hợp trên không thuộc trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178.

baotintuc.vn

Đọc thêm

Làm gì để tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Do đâu tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm?

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).