Những vấn đề nóng trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh Nga-Triều

Ông Putin và lãnh đạo Kim Jong Un nhiều khả năng bàn đến vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên và triển vọng hợp tác kinh tế giữa 2 nước.

Tổng thống Nga Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nhiều khả năng thảo luận vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên và triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước láng giềng tại Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên giữa hai người ở thành phố Vladivostok ngày 25/4.

Những vấn đề nóng trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh Nga-Triều

Ông Kim Jong-un lên tàu để khởi hành đến Nga ngày 23/4. Ảnh: KCNA .

Trong bối cảnh các cuộc đàm phán Mỹ-Triều đang bị đình trệ, ông Putin và ông Kim Jong Un dự kiến thảo luận về vấn đề phi hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Cả Nga và Triều Tiên đều ủng hộ cách tiếp cận theo từng giai đoạn đối với việc giải trừ vũ khí hạt nhân, tuy nhiên Mỹ lại kêu gọi Triều Tiên thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn trước khi đưa ra bất cứ nhượng bộ nào.

Sau khi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 tại Hà Nội kết thúc mà không đạt thỏa thuận, Triều Tiên đã chuyển sang củng cố chính sách ngoại giao với những đối tác truyền thống lớn như Nga và Trung Quốc. Một số nhà quan sát cho rằng, tại cuộc gặp Thượng đỉnh với lãnh đạo Triều Tiên, Tổng thống Putin có thể nhắc lại ưu tiên của Nga về tìm giải pháp cho vấn đề hạt nhân thông qua nền tảng đối thoại đa phương, trong đó có sự tham gia của Hàn Quốc, Triều Tiên và một số nước liên quan.

Đi cùng ông Kim Jong Un có một số quan chức, trong đó có hai Phó Chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên Kim Phyong-Hae và O Su-yong, Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho, Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên Ri Yong-gil và Thứ trưởng Ngoại giao Choe Son-hui. Danh sách phái đoàn tháp tùng ông Kim Jong Un phần nào cho thấy chương trình nghị sự mà Hội nghị Thượng đỉnh sẽ tập trung.

Ông Ri Yong-ho và Choe Son-hui là các nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu từng tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều hồi tháng 2/2019. Giới phân tích nhận định, sự có mặt của ông Choe Son-hui cho thấy Bình Nhưỡng muốn tranh thủ sự ủng hộ của Nga trong nỗ lực nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với nước này. Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết, Moscow cũng sẽ cử các quan chức hàng đầu phụ trách các vấn đề giao thông, năng lượng và phát triển tham gia hội nghị.

Bên cạnh đó, cuộc gặp Thượng đỉnh Putin-Kim có khả năng bàn đến số phận của 10.000 công nhân Triều Tiên tại Nga – những người đang phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất vào cuối năm 2019 do lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Nga nhiều khả năng không thể thông qua việc kéo dài thời hạn làm việc của các công nhân nói trên nhưng sẽ cho phép họ ở lại dưới danh nghĩa là “thực tập sinh công nghiệp”.

Bên cạnh đó, hai bên có thể bán đến khả năng hợp tác kinh tế ba chiều giữa Hàn Quốc, Triều Tiên và Nga và vấn đề viện trợ nhân đạo. Tháng 3/2019, truyền thông Triều Tiên cho biết, Bình Nhưỡng và Moscow đã nhất trí thúc đẩy các cuộc tiếp xúc cấp cao, tăng cường hợp tác về kinh tế và nhân đạo cùng nhiều lĩnh vực khác.

Theo VOV

Đọc thêm

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Gần 150 người thiệt mạng do động đất tại Myanmar

Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Nguy cơ 600.000 tấn chất thải nhựa của Coca-Cola trôi ra đại dương và đường thuỷ

Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.