Tranh thủ thời tiết nắng ráo sau kỳ nghỉ tết, bà con nông dân ở các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung ra đồng làm đất để “khép kín” diện tích rau màu vụ xuân.
Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện có gần 2.300 ha cam, trong đó có gần 1.700 ha cho thu hoạch. Dịp này, trên các vườn đồi, người dân bắt đầu cắt quả. Với giá bán khá cao nên bà con rất phấn khởi.
Những ngày này, người trồng hoa trên địa bàn thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tích cực chăm sóc, chong đèn điện xuyên đêm để đảm bảo hoa nở đúng dịp tết.
Tranh thủ thời tiết tốt hơn sau những ngày mưa lớn, bà con nông dân các vùng rau của Hà Tĩnh đang tập trung xuống đồng làm đất, gieo cấy vụ đông theo đúng lịch thời vụ.
Bưởi Phúc Trạch đang vào cao điểm thu hoạch. Huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) và các cấp, ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để mùa bưởi năm nay vừa được mùa, vừa được giá, đưa lại "mùa bưởi ngọt" cho người nông dân.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng yêu cầu: mục tiêu, phương hướng Đại hội Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2023 - 2028 phải bám sát tinh thần chỉ đạo của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đó là xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Đồng chí Ngô Văn Huỳnh – Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh với 100% phiếu tán thành.
Nhiệm kỳ 2018 - 2023 các cấp hội nông dân ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tuyên truyền vận động hội viên tham gia xây dựng trên 2.500 mô hình kinh tế, 124 tổ hợp tác và 2 hợp tác xã.
TP Hà Tĩnh đang chủ trương không tổ chức hội nông dân ở 5 phường nội thành. Tuy nhiên, điều này cần có phương án sắp xếp lại đội ngũ cán bộ hội, công tác quản lý hội viên nông dân.
Hơn 200 vận động viên của 20 đội bóng đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có dịp để tranh tài tại Giải Bóng chuyền nam nông dân toàn huyện.
Đối thoại với người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), cán bộ, hội viên nông dân đã kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong quá trình phát triển nông nghiệp.
Dù thời tiết khắc nghiệt và phải nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh nhưng bà con nông dân huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn nỗ lực khép kín diện tích cây trồng cạn vụ hè thu.
Vụ hè thu 2021, toàn huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) trồng 250 ha vừng, tập trung chủ yếu ở các xã Hà Linh, Điền Mỹ, Hoà Hải… So sánh tại địa phương, vừng là cây có giá trị kinh tế nhất trong vụ hè thu.
Cùng với việc tiêu thoát úng do mưa lớn, bà con nông dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang khẩn trương ra đồng tỉa dặm, chăm sóc 9.060 ha lúa hè thu đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.
Nhằm hỗ trợ nông dân khó khăn được mua phân bón chất lượng để kịp thời xuống giống sản xuất vụ hè thu, Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân Hà Tĩnh) phối hợp cung ứng gần 650 tấn phân bón theo hình thức trả chậm.
Từ ra tết đến nay, giá trứng gà ở Hà Tĩnh giảm liên tục và chưa có dấu hiệu tăng trở lại. Giá rẻ, tiêu thụ chậm, trong khi giá thức ăn tăng khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn.
Thời điểm nắng lên, sương tan cũng là lúc để những người nông dân tại xã Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) ra hái chè. Buổi sáng trên mảnh đất phía nam Hà Tĩnh trở nên tuyệt đẹp bằng những hoạt động bình dị của người hái búp chè, người tưới cây nhộn nhịp một vùng.
Trước tiết lập xuân, bưởi Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục nở rộ lứa hoa thứ 2. Những ngày này, bà con nông dân đang tập trung thụ phấn bổ sung cho lứa hoa chính vụ.
Với những thành tích xuất sắc đạt được trong năm 2020, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh vinh dự được Chính phủ tặng bằng khen và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc.
Những trận bão lũ dồn dập vừa qua đã “xóa sổ” hơn 700 ha cây trồng vụ đông của người dân huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh). Tranh thủ những ngày nắng ráo, bà con lại tất bật làm đất, gieo giống, phấn đấu sớm phủ kín diện tích theo kế hoạch đã đề ra.
Sau 1 năm triển khai xây dựng chuỗi cửa hàng nông sản an toàn, Hội Nông dân các cấp ở Hà Tĩnh đã phối hợp, hỗ trợ xây dựng được 11 cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn.
Dù công việc khá vất vả nhưng đổi lại giá thu mua từ 800.000 – 900.000 đồng/tạ cói khô giúp người dân “ốc đảo” Hồng Lam (Xuân Giang, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) có thu nhập khá.
Người dân xã Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) gom rơm rạ dư thừa sau vụ thu hoạch chất thành những đống lớn trên cánh đồng, chờ khi gieo hành tăm xuống sẽ phủ lên để giữ độ ẩm cho đất.
Mỗi ngày 2 lượt, người dân ở xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại lên vùng đồi núi để hái lá chu ke. Với giá bán 5.000 đồng/kg, mỗi người có thể thu về 100.000 đồng/ngày.
Dù xác định sẽ bị mất nguồn thu hàng trăm triệu đồng, ông Nguyễn Trung Hiếu (xã Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh) vẫn quyết định cắt bỏ gần như toàn bộ quả bưởi non để “giữ sức” cho cây.