Rộn ràng thu hoạch lúa xuân ở thị xã phía Nam Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Hơn 1.200 ha lúa xuân của TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) nhuộm vàng khắp các cánh đồng đang được bà con nông dân nhanh tay thu hoạch.

AG7A2933.jpeg
Thời điểm này, các ruộng lúa xuân trên địa bàn TX Kỳ Anh hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân ở các xã, phường đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch.
AG7A2994.jpeg
Vụ xuân năm nay, thị xã Kỳ Anh sản xuất các giống lúa chủ lực như: HN6, HT1, Khang Dân 18, PC6, Xuân Mai 12, ADI 168, Bắc Thịnh, Nếp 98...
AG7A2913.jpeg
Tại xã Kỳ Hà, những ngày này, các máy gặt đập liên hợp đang phát huy hết công suất để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch gần 60 ha lúa.
AG7A2936.jpeg
AG7A2929.jpeg
"Năm nay, ruộng lúa nhà tôi (3 sào giống PC6) ước được khoảng gần 8 tạ/sào, cao hơn so với năm ngoái khoảng hơn 2 tạ/sào. Năng suất cao vượt trội nên bà con ai cũng rất phấn khởi....", ông Lê Tân (thôn Nam Hà, xã Kỳ Hà) cho biết.
AG7A2927.jpeg
Tại phường Hưng Trí, hơn 80 ha lúa xuân cũng đã được bà con thu hoạch đạt trên 50% diện tích.
AG7A2997.jpeg
Ông Phạm Văn Ninh (TDP Tân Hà, phường Hưng Trí) trồng 3 sào PC6, cho hay: "Năm nay, lúa phát triển tốt, đến lúc gặt thì thời tiết không nắng gắt như trước nên việc thu hoạch khá thuận lợi...".
q4.jpeg
 q2.jpeg
q3.jpeg
Trên các xứ đồng của TX Kỳ Anh, nhiều người dân hối hả đưa lúa lên bờ để kịp phơi phong.
AG7A2921-2.jpeg
Niềm vui được mùa hiện rõ trên khuôn mặt của những người nông dân.

Đến thời điểm hiện tại, toàn thị xã đã thu hoạch được hơn 400 ha, đạt gần 30% diện tích. Năm nay, năng suất ước đạt 49,5 tạ/ha, cao vượt trội so với các năm trước. Chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương, nhất là các vùng thường xuyên bị ngập úng do mưa lũ như: Kỳ Hà, Kỳ Trinh, Kỳ Ninh... vận động, hỗ trợ bà con nông dân tranh thủ thời tiết nắng ráo, tập trung nhân lực, máy móc để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa xuân, cố gắng hoàn thành trước ngày 20/5.

Bà Lê Thị Thanh Hường

Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT-BVCTVN thị xã Kỳ Anh

Video: Nông dân TX Kỳ Anh tập trung thu hoạch lúa xuân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.
Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Mùa vải thiều trĩu quả ở Kỳ Hoa

Vải thiều được biết đến là loại trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, cây vải đã khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió xã Kỳ Hoa, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Bí quyết chăn nuôi dê khỏe mạnh, nhanh lớn

Với đặc tính dễ nuôi, sức đề kháng tốt, nguồn thức ăn dễ kiếm, thời gian qua chị Hồ Thị Nhi ở xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên đã đầu tư mô hình nuôi dê và bước đầu mang lại hiệu quả.
Rộn ràng thu hoạch nho hạ đen ở Nghi Xuân

Rộn ràng thu hoạch nho hạ đen ở Nghi Xuân

Những vườn nho hạ đen tại hợp tác xã Nga Hải (xã Xuân Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã bước vào vụ thu hoạch. Đây là cây trồng mới,  có giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với các loại cây trồng khác.
Nông dân Hà Tĩnh vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nông dân Hà Tĩnh vào vụ thu hoạch lạc xuân

Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng thâm canh phù hợp, sử dụng bộ giống chủ lực, các vùng sản xuất lạc xuân tại Hà Tĩnh đã bắt đầu cho thu hoạch với nhiều tín hiệu tích cực.
Người đàn ông 25 năm cuốc nhựa thông trong đêm

Người đàn ông 25 năm cuốc nhựa thông trong đêm

Tôi là Phạm Đăng Bình (61 tuổi), ở thôn Mỹ Trung, xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Năm 2000, tôi xin nghỉ làm bảo vệ rừng tại BQL Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ và bắt đầu nghề cuốc (khai thác) nhựa thông.
An toàn cho chăn nuôi nhỏ lẻ: "Bịt hang mối" hay xử lý từ bên trong?

An toàn cho chăn nuôi nhỏ lẻ: "Bịt hang mối" hay xử lý từ bên trong?

Chăn nuôi nhỏ lẻ vốn chiếm tỉ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn ở các tỉnh, thành hiện nay. Song, chăn nuôi nhỏ lẻ lại đang là nỗi đau đầu của các cơ quan quản lý. Những quy kết về sự thiếu ý thức của người nuôi là có căn cứ nhưng để thiết lập ý thức bằng các giải pháp quản lý thì hầu như lại đang bỏ ngỏ.
"Lợi ích kép" của máy cuốn rơm

"Lợi ích kép" của máy cuốn rơm

Việc thu gom rơm bằng máy không chỉ giảm được công lao động mà còn là giải pháp hữu hiệu giúp tận dụng phế thải sau thu hoạch, hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường ở Hà Tĩnh.