Hà Tĩnh không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài

(Baohatinh.vn) - Triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, các vi phạm về khai thác IUU trên địa bàn Hà Tĩnh đã giảm đáng kể so với các năm trước đây.

Sáng 13/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị trực tuyến lần thứ tám của Ban Chỉ đạo Quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị

Sau 4 đợt thanh tra thực tế của Đoàn Thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) tại Việt Nam, kết quả chống khai thác IUU đã đạt những kết quả tích cực, được EC ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam vẫn chưa thể gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”. Ngày 5/12/2023, EC đã có Công thư chính thức về kết quả chống khai thác IUU tại Việt Nam sau đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023.

Hà Tĩnh không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Theo đó, EC tiếp tục ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực chống khai thác IUU, đặc biệt là quyết tâm chính trị, sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đoàn nhận thức việc gỡ cảnh báo “Thẻ vàng’ đang là nhiệm vụ ưu tiên, cấp bách của Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả thực hiện tại địa phương vẫn còn hạn chế trong việc theo dõi, kiểm soát, giám sát hoạt động tàu cá, xử phạt vi phạm khai thác IUU, chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp gian lận chưa nghiêm khắc...

EC khuyến nghị cần có biện pháp xử lý nghiêm trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân tại địa phương không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao trong việc xử phạt vi phạm quy định về VMS, vượt ranh giới trên biển; xử phạt nghiêm khắc, triệt để các doanh nghiệp làm ăn phi pháp, thu lợi bất chính từ hành vi vi phạm khai thác IUU.

Nghiêm túc bổ sung các quy định theo khuyến nghị của EC và cần sớm thông qua các nghị định để tổ chức triển khai kịp thời trên thực tế về kiểm soát đối với nguyên liệu nhập khẩu bằng tàu container; xử phạt hành vi vượt ranh giới cho phép trên biển phát hiện qua hệ thống giám sát tàu cá; ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài...

Tập trung thực hiện nghiêm các quy định pháp luật thủy sản về đăng ký, cấp phép, đánh dấu tàu cá, tạo sự chuyển biến trên thực tế, cập nhật đầy đủ trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia; kiểm soát chặt chẽ tàu cá “3 không”, đặc biệt là xử phạt 100% các trường hợp vi phạm quy định về VMS, vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài - đây là khuyến nghị quan trọng nhất tại đợt thanh tra lần này của EC để xem xét gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” trong 6 tháng tới.

Tại Hà Tĩnh, công tác triển khai các giải pháp phòng, chống khai thác IUU đạt một số kết quả tích cực; các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã chủ động vào cuộc triển khai thực hiện Luật Thuỷ sản 2017, các giải pháp trọng tâm, cấp bách chống khai thác IUU từ chỉ đạo đến tổ chức thực hiện. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được chú trọng thực hiện. Việc phối hợp, thực hiện thanh tra, xử lý vi phạm đã được các cấp, các ngành phối hợp tổ chức thực hiện quyết liệt. Do vậy, các vi phạm về khai thác IUU trên địa bàn đã giảm đáng kể so với các năm trước đây.

Toàn tỉnh hiện có 2.723 tàu cá đã được đăng ký, trong đó 2.532 tàu có giấy phép khai thác thủy sản còn hạn (92,98%); 199/496 tàu cá thuộc diện đăng kiểm (đạt 40,12%); 63/90 tàu cá đang hoạt động thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm trên tàu cá (67%); 100% tàu thực hiện việc đánh dấu tàu, kẻ vẽ biển số đúng quy định; có 90/90 tàu cá đang hoạt khai thác thủy sản vùng khơi đã lắp đặt thiết bị VMS đạt 100%; đã cập nhật 2.723 tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFISHBASE), đạt tỷ lệ 100%.

Đến nay, trên địa bàn không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, chưa phát hiện các đường dây, tổ chức, cá nhân môi giới đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành, địa phương liên quan đã thảo luận, phân tích một số nguyên nhân của nhữn tồn tại, hạn chế dẫn đến việc hiện nay vẫn chưa được gỡ “Thẻ vàng” IUU và đề xuất giải pháp tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Hà Tĩnh không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài

Đại biểu dự điểm cầu Hà Tĩnh.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho rằng, công tác chống khai thác IUU đã có nhiều chuyển biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” các cấp, ngành và địa phương cần tập trung các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách từ nay đến tháng 4/2024 (thời điểm EC thanh tra lần thứ 5).

Hà Tĩnh không có tàu cá, ngư dân vi phạm khai thác ở vùng biển nước ngoài

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Giai đoạn từ nay đến tháng 4/2024 cũng là cơ hội “vàng” cho mục tiêu gỡ “Thẻ vàng” IUU, do đó, việc triển khai phải đảm bảo đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương; trong đó phối hợp tổ chức các đợt cao điểm để thực hiện có hiệu quả về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm Công điện số 1058/CĐ-TTg ngày 4/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Kết luận số 468/TB-VPCP ngày 14/11/2023 của Trưởng BCĐ quốc gia về IUU cùng các văn bản chỉ đạo khác có liên quan.

Bộ NN&PTNT và các đơn vị liên quan cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho Bộ Ngoại giao để “đấu tranh” hiệu quả trên mặt trận ngoại giao; sớm có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về công nghệ thông tin và phần mềm quản lý; tham mưu sửa đổi các văn bản quy phạm phù hợp.

Đề nghị Bộ Quốc phòng dồn sức kiểm soát tàu ra/vào cảng; kiểm soát, ngăn chặn vi phạm tại các vùng biển giáp biên trên biển; Bộ Công an tham mưu sớm ban hành nghị quyết hướng dẫn xử lý hành vi môi giới đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; tiếp tục thực hiện các chuyên án điều tra các hoạt động tổ chức đưa người vượt biên trái phép ra nước ngoài; điều tra các vụ việc lừa đảo truy xuất nguồn gốc hải sản.

Các địa phương ven biển có giải pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Chỉ đạo tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các sở, ngành, địa phương liên quan tiếp thu nghiêm túc ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.