Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Vườn cam trĩu quả, xanh mướt như tấm lụa mềm dưới nắng hè gay gắt của ông Đoàn Quốc Hoài (SN 1967, ở xã Quang Thọ, huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) khiến ai cũng phải mê mẩn mỗi khi ghé thăm.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Sinh ra và lớn lên tại xã miền núi Quang Thọ, cuộc sống vốn chỉ gắn với những cây hoa màu, nên nghèo đói cứ đeo đẳng mãi gia đình ông Hoài. Đầu năm 2005, khi Nhà nước cho chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông đã nắm bắt cơ hội này để từng bước đổi đời. Bằng sự say mê, chịu khó, ông đã từng bước mở rộng diện tích, đầu tư tìm nguồn giống chất lượng, biến những quả đồi sỏi đá thành những vườn cam nức tiếng gần xa.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Để có được những quả cam thơm ngon khác biệt, ông Hoài đã chọn giống cam Xã Đoài sạch bệnh tại Học viện Nông nghiệp Hà Nội đưa về trồng, khoảng cách trồng mỗi cây phải cách nhau 3m, có rãnh thoát nước. Trong quá trình trồng, phải tiến hành bấm tỉa những cành sâu bệnh, cành khuất sâu trong tán và cành vượt. Hiện tại, ông đang sản xuất vườn cam rộng 3ha với hơn 1.500 gốc, tất cả đều có tuổi đời hơn 8 năm và đang trong quá trình cho thu hoạch.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Mặc dù thời tiết nắng nóng gay gắt, tuy nhiên, nhờ chăm sóc tốt và áp dụng các biện pháp trồng tiên tiến nên vườn cam của ông Hoài vẫn xanh mướt, quả trĩu cành. Tại mỗi gốc cam đều được ông đánh số để theo dõi. Ông Hoài cho biết, việc đánh số trên cây sẽ giúp việc theo dõi và chăm sóc cam hiệu quả hơn.

Video: Ông Đoàn Quốc Hoài chia sẻ cách trồng cam đạt chất lượng tốt

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Để chống nóng và giúp cam không bị sám lớp vỏ ở ngoài, vợ chồng ông Hoài đã tận dụng những bao bì phân bón cắt nhỏ để che ánh nắng mặt trời. Ông Hoài chia sẻ: “Để tạo ra sản phẩm chất lượng, ngoài việc chọn được cây giống tốt, còn phải học hỏi thêm kỹ thuật trồng từ các lớp tập huấn, thường xuyên trao đổi với các chuyên gia nông nghiệp để kịp thời khắc phục các loại bệnh trên cam khi mới xuất hiện”.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Để cam có thể hấp thụ hết dưỡng chất và thuận tiện cho việc bón phân, vợ chồng ông Hoài đã làm cỏ thành hình tròn quanh gốc, với chiều rộng 2m².

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Để có đủ nguồn tưới dưỡng cam những ngày nắng nóng, từ mùa khô những năm trước, ông Hoài đã chủ động xây bể chứa nước cao 1,5m, rộng 3m, dài 6m để tích trữ nước.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Không áp dụng công nghệ tưới tự động, tưới nhỏ giọt như những mô hình trồng cam khác trong tỉnh, mà hằng ngày, ông Hoài trực tiếp dùng vòi kéo lên đồi để tưới cho vườn cam rộng 4ha, với hơn 1.500 gốc của gia đình.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

“Việc dùng vòi để tưới, sẽ giúp cam có đủ và đều nước. Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ giúp việc làm cỏ, bón phân không bị vướng vào hệ thống vòi tưới", ông Hoài chia sẻ.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Hiện ông gia đình ông Hoài đang canh tác cam theo quy trình công nghệ Ong Biển, sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất theo tiêu chuẩn 4 không: Không phân bón hóa học, không chất kích thích, không thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Theo ông Hoài, “để tạo ra sản phẩm chất lượng, việc lựa chọn phân bón cho cam rất quan trọng. Loại phân bón Ong Biển giúp cam ra hoa đồng loạt, sai quả, to, bóng, đồng thời giúp cam tăng sức đề kháng, chống chịu sâu bệnh tốt; đặc biệt là giúp đất màu mỡ, tơi xốp, hạn chế một số nấm bệnh trong đất”.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Ông Hoài cho biết thêm, mỗi năm, ông bón phân cho cam 3 lần, tùy vào từng thời điểm mà lượng phân bón cho cây sẽ thay đổi theo từng giai đoạn; bình quân khoảng 12kg phân Ong Biển/cây. Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật nên vườn cam của gia đình ông luôn xanh mướt, không bị sâu đục lá, thân và không bị nấm.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Những quả cam xanh mướt, mẫu mã đẹp đang chờ ngày thu hoạch (khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10).

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Mỗi năm, gia đình ông Hoài cung cấp ra thị trường khoảng 30 tấn cam, trừ hết chi phí, thu về hơn 600 triệu đồng. Vụ cam năm nay, do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhiều nơi bị ảnh hưởng nhưng với gia đình, nhờ chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên cây vẫn sai quả, sinh trưởng và phát triển tốt, ước đạt sản lượng cao, khoảng 25 - 30 tấn”.

Ngắm vườn cam mướt xanh, trĩu quả trong nắng hạn ở vùng núi Hà Tĩnh

Vườn cam của ông Đoàn Quốc Hoài từng được Ban tổ chức Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần 1 (năm 2017) trao giải đặc biệt về đặc sản cam tiêu biểu năm 2017; năm 2019, nhãn hiệu cam “Hoài Luân” của gia đình được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.