Nông sản Hà Tĩnh "chật vật" tìm đường xuất ngoại

(Baohatinh.vn) - Ngoài các nhóm hàng chủ lực như: chè, thủy sản, dăm gỗ… các sản phẩm nông sản rau củ quả của Hà Tĩnh cũng đang tìm đường “xuất ngoại”. Tuy nhiên, bước đi này khá “chật vật” bởi những rào cản của thị trường nước ngoài.

nong san ha tinh chat vat tim duong xuat ngoai

Công ty cổ phần Chè Hà Tĩnh bốc xếp hàng hóa để xuất sang nước bạn

Toàn cảnh xuất khẩu nông sản Hà Tĩnh

Trong số các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Hà Tĩnh, chè là một trong những sản phẩm chủ lực. Năm 2017, Công ty cổ phần Chè Hà Tĩnh xuất khẩu đạt sản lượng 1.600 tấn với doanh thu ước đạt 85 tỷ đồng. Đầu năm đến nay, sản lượng của công ty đạt 360 tấn với doanh thu khoảng 21 tỷ đồng.

nong san ha tinh chat vat tim duong xuat ngoai

Chè của Hà Tĩnh đã có mặt ở thị trường Pakistan, Afghanistan

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Ciám đốc Công ty cổ phần Chè Hà Tĩnh cho biết: “Trung bình mỗi năm, sản lượng chè xuất khẩu của đơn vị tăng 10 – 12%. Nhờ chất lượng và uy tín nên đầu ra của sản phẩm khá bền vững. Năm ngoái, chúng tôi đã xây dựng thành công tiêu chuẩn Vietgap và năm nay đang xúc tiến xây dựng chứng nhận RAT (chè sạch tiêu chuẩn quốc tế). Một khi đạt chứng nhận này, chè của công ty có thể vươn ra thị trường châu Âu, mở rộng thị trường nâng cao giá trị của sản phẩm chè”.

nong san ha tinh chat vat tim duong xuat ngoai

Thủy sản là một trong những mặt hàng truyền thống chủ lực của xuất khẩu nông sản Hà Tĩnh (ảnh chụp tại Công ty cổ phần XNK Thủy sản Nam Hà Tĩnh)

Cùng với chè, thủy sản và dăm gỗ cũng là một trong những nhóm hàng truyền thống chủ lực của Hà Tĩnh. Riêng 3 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu thủy sản đạt 0,59 triệu USD, dăm gỗ đạt 12,1 triệu USD. Ngoài các mặt hàng truyền thống, hiện nay, xuất khẩu nông sản còn “điểm danh” một số mặt hàng như: lúa, lạc, rau – củ - quả.

nong san ha tinh chat vat tim duong xuat ngoai

Công ty TNHH MTV nông sản Nguyên Thảo thu mua lạc nhân để xuất sang Trung Quốc

Còn nhiều "rào cản"

Hoạt động xuất nhập khẩu nông sản từ năm 2013 đến nay, Công ty TNHH MTV Nông sản Nguyên Thảo chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm rau – củ - quả sang thị trường Lào và Trung quốc. Chị Trần Hương Ly - trợ lý giám đốc Công ty TNHH MTV nông sản Nguyên Thảo cho biết: “Xuất khẩu nông sản thường theo mùa vụ. Theo đó, mùa nào, thu hoạch gì là chúng tôi xuất khẩu cái đó. Tuy nhiên, sản phẩm của công ty chủ yếu xuất thô, mới chỉ qua sơ chế. Do vậy, giá trị kinh tế thấp".

nong san ha tinh chat vat tim duong xuat ngoai

Sắn lát được công ty TNHH MTV nông sản Nguyên Thảo sơ chế (phơi khô) chuẩn bị đóng gói xuất sang Lào

Một trong những khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trên địa bàn Hà Tĩnh hiện nay là phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu. Theo lý giải của Công ty TNHH MTV nông sản Nguyên Thảo, xuất khẩu rau củ quả thường phải thu mua với số lượng lớn, hàng nghìn tấn. Trong khi đó, vùng sản xuất của nông dân Hà Tĩnh hiện nay còn manh mún, nhỏ lẻ nên rất khó để doanh nghiệp thực hiện thu mua. "Một container của chúng tôi từ 30 - 33 tấn, trong khi đó, một vùng sản xuất của bà con nông dân thường chỉ độ vài ba hec-ta, nhiều thì vài ba chục hec-ta. Nhiều khi thu mua không đủ để bù chi phí vận chuyển" - Chị Trần Hương Ly - trợ lý giám đốc Công ty TNHH MTV nông sản Nguyên Thảo cho hay.

nong san ha tinh chat vat tim duong xuat ngoai

Xuất thô lúa qua cảng biển Vũng Áng (Kỳ Anh)

Ngoài yếu tố sản xuất chưa tập trung, chưa chuyên canh thì chất lượng sản phẩm, bảo quản sản phẩm cũng đang là "rào cản" nông sản vươn ra thị trường nước ngoài. Hiện nay, nông dân chủ yếu trồng nhỏ lẻ, trồng theo phong trào, sản phẩm thường không đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, dẫn đến khó xuất khẩu.

Ông Hoàng Văn Quảng - Giám đốc Sở Công thương Hà Tĩnh nhấn mạnh: "Yêu cầu trong xuất khẩu nông sản là sản xuất phải theo hướng chuyên canh, quy mô lớn, chất lượng ổn định. Nhưng hiện tại, địa phương khó để triển khai sản xuất theo hướng này vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Hiện nay, Hà Tĩnh đang xây dựng chương trình OCOP để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhằm hướng đến xuất khẩu. Một khi chương trình OCOP thành công thì con đường xuất ngoại của nông sản Hà Tĩnh sẽ đỡ chật vật hơn".

Đọc thêm

Sữa ngoại xách tay: Liệu có an toàn?

Sữa ngoại xách tay: Liệu có an toàn?

Sữa ngoại “hàng xách tay” được rao bán rầm rộ trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều phụ huynh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đằng sau niềm tin vào hàng ngoại “xịn” là không ít rủi ro khó lường.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giá xăng giảm vào ngày mai?

Giá xăng giảm vào ngày mai?

Theo các doanh nghiệp, trong kỳ điều hành vào ngày mai (17/7), giá xăng trong nước có thể giảm 180 đồng/lít, còn giá dầu biến động trái chiều.
Bỏ thuế khoán: Công bằng, minh bạch từ gốc

Bỏ thuế khoán: Công bằng, minh bạch từ gốc

Không còn “khoán” cứng, từ năm 2026, hộ kinh doanh buộc phải kê khai thuế đúng doanh thu. Đây là bước tiến lớn để kinh tế tư nhân tại Hà Tĩnh phát triển bền vững, minh bạch.
Giá vàng hôm nay 15/7/2025: Ổn định ở mức cao

Giá vàng hôm nay 15/7/2025: Ổn định ở mức cao

Giá vàng hôm nay 15/07/2025: Giá vàng ổn định sau khi chạm đỉnh ba tuần, trong bối cảnh giới đầu tư chuyển hướng quan sát các cuộc đàm phán thương mại và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Nông thôn chuyển mình, thương mại phát triển

Nông thôn chuyển mình, thương mại phát triển

Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ở Hà Tĩnh ngày càng được rút ngắn nhờ cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ tại khu vực nông thôn được đầu tư, phát triển theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Giá vàng hôm nay 14/7/2025: Xu hướng đi ngang

Giá vàng hôm nay 14/7/2025: Xu hướng đi ngang

Giá vàng hôm nay 14/7/2025: Các chuyên gia trong ngành chia đều quan điểm giữa lạc quan và trung lập về triển vọng ngắn hạn của giá vàng, trong khi nhà đầu tư nhỏ lẻ quay lưng với xu hướng tăng giá.