Núi Hồng - Sông La

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn
Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

“Hạnh phúc nhất trong cuộc đời nhà giáo là được chứng kiến các thế hệ học sinh trưởng thành, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn. Không có gì ý nghĩa hơn khi đã ra trường rất lâu, các em vẫn trở về và gọi tôi tiếng “mẹ” trìu mến, thân thương”, gắn bó với nghề bằng tâm niệm đó, cô Lê Thị Thanh Loan - giáo viên Tiếng Anh, Trường THCS Tân Vịnh (Lộc Hà) đã trở thành người mẹ thứ hai của học trò nghèo ở những vùng quê còn nhiều gian khó.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn
Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Năm 1998, cô Lê Thị Thanh Loan (SN 1972) tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Vinh. Bằng nhiệt huyết, tinh thần dấn thân của tuổi trẻ, vượt qua sự can ngăn của gia đình, bạn bè, cô gái nhỏ bé ấy vẫn quyết tâm xung phong lên xã biên giới Hương Lâm (Hương Khê) dạy học cho trẻ em dân tộc Chứt.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Cô Lê Thị Thanh Loan - người giáo viên tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

Ngày ấy, tộc người Chứt vừa mới được phát hiện chưa lâu, số lượng rất ít, vẫn còn nhiều tập tục sinh hoạt lạc hậu. Con đường dẫn lên bản Rào Tre gập ghềnh những khúc cua, lầy lội bùn đất. Mang được cái ăn lên cho bà con đã khó, nói gì đến con chữ.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Trường THCS Hương Lâm - nơi cô Loan đã dạy học những năm đầu bước vào nghề giáo.

Cô Loan cùng những đồng nghiệp - đa phần là các giáo viên trẻ - sống trong khu nhà tập thể tạm bợ của Trường THCS Hương Lâm. Cuộc sống nơi vùng cao thiếu thốn đủ bề. “Mỗi lần về xuôi chúng tôi rất vất vả khi phải cuốc bộ, thuê xe ôm chở ra thị trấn rồi mới bắt xe khách đi tiếp để về nhà. Ấy thế nhưng ai cũng cố gắng “tay xách nách mang” thật nhiều lương thực, thực phẩm lên để dùng dần. Ngoài giờ lên lớp, giáo viên còn phải đi hái củi, kiếm rau rừng, chăn nuôi gia cầm để vừa dạy học, vừa duy trì cuộc sống” - cô Loan tâm sự.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Cô Loan chia sẻ với phóng viên những kỷ niệm ngày còn gắn bó với bản làng, với trẻ em dân tộc Chứt.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Cuộc sống vất vả là thế nhưng cũng chưa thấm vào đâu so với nỗi gian nan khi các thầy cô phải đi vận động trẻ em dân tộc Chứt đến trường. Những đứa trẻ đã quen với cuộc sống tự do nơi núi rừng, đến lớp được ít hôm lại nghỉ. Có những em chỉ thích theo bố mẹ lên rẫy, vào rừng kiếm ăn, không thích đi kiếm chữ.

“Chúng tôi thường xuyên phải vào bản thức các em dậy đi học, động viên để các em chịu đến trường. Dù điều kiện khó khăn nhưng giáo viên vẫn dành những đồng lương ít ỏi của mình để mua quần áo, thức ăn, chăm sóc những em có bố mẹ đi rừng nhiều ngày không về” - cô Loan nhớ về những ngày tháng gắn bó với học sinh (HS) vùng núi Hương Lâm.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Trường THCS Hương Lâm hiện có nhiều học sinh dân tộc Chứt theo học.

Sau 4 năm dạy học ở đây, năm 2022, cô Loan được điều chuyển về công tác tại Trường THCS Tân Vịnh (tiền thân là Trường THCS Hộ Độ và Trường THCS Mai Phụ, huyện Lộc Hà). Những năm tháng dạy học trẻ em dân tộc Chứt, gắn bó với núi rừng, với bản làng đã trở thành trải nghiệm quý giá, giúp cô Loan rèn đức, rèn tài để tiếp tục sự nghiệp “trồng người” nơi ngôi trường mới.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Trường THCS Tân Vịnh đóng chân tại xã Hộ Độ, HS chủ yếu đến từ các xã Hộ Độ và Mai Phụ. Phần đông HS có hoàn cảnh khó khăn; nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, gửi con lại cho ông bà, họ hàng; thậm chí, nhiều gia đình chỉ có những đứa trẻ chăm sóc nhau mà không có bóng dáng của người lớn.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Trường THCS Tân Vịnh là ngôi trường ở vùng khó, nhiều học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Cô luôn dành tâm huyết cho những lớp học “đặc biệt” của mình.

Có lẽ đã quen với việc chăm sóc, dạy dỗ HS vùng khó nên khi về công tác tại Trường THCS Tân Vịnh, cô Loan có một sự đồng cảm sâu sắc, một tình thương yêu chân thành với những HS có hoàn cảnh như thế. Với kinh nghiệm, tâm huyết của mình, cô luôn được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm các lớp học “đặc biệt”.

Lớp học của cô Loan có rất nhiều HS thuộc hộ nghèo, cận nghèo, HS khuyết tật, mồ côi; nhiều em không có bố mẹ ở cùng, có em chỉ ở một mình trong căn nhà vắng...

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Ngoài giờ lên lớp, cô dành nhiều thời gian gần gũi, tâm sự với học trò để tìm hiểu hoàn cảnh, chia sẻ tâm tư với các em.

Ngoài giờ lên lớp, cô phải dành nhiều thời gian gần gũi, tâm sự với học trò, với giáo viên bộ môn và phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh của từng em. “Nhiều em gặp những mất mát trong cuộc sống, chịu những tổn thương về tâm lý nên không không muốn chia sẻ, thậm chí phản ứng gay gắt mỗi khi giáo viên tiếp cận. Tôi phải kiên trì và thật sự chân thành, coi các em như con mình thì mới giúp chúng mở lòng được” - cô Loan chia sẻ.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Tình cảm, sự yêu thương chân thành cô dành cho học sinh là điều rất đáng trân quý.

Và đã có nhiều câu chuyện thấm đẫm tình người, tình nghĩa cô trò từ tấm lòng ấm áp của người mẹ thứ 2. Kể về cô học trò đặc biệt L.T.H. do cô chủ nhiệm 6 năm về trước, cô Loan chia sẻ, hoàn cảnh gia đình H. khó khăn, bố bị ung thư mất sớm, mẹ đi làm ăn xa, H. ở nhà một mình không có người thân chăm sóc.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Không quản ngày đêm, mưa nắng, cô đến nhà từng học sinh có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi vắng để giúp các em việc học... và đỡ đần việc nhà, chăm sóc các em.

Vì chán nản, H. đã bỏ nhà ra đi khi năm học cuối cấp bước vào giai đoạn “nước rút”. Lo lắng cho học trò của mình, cô Loan đã nhờ các mối quan hệ quen biết tìm kiếm trong nhiều ngày và tìm được H. khi em đang phụ việc tại một quán cà phê trên địa bàn huyện Thạch Hà.

Sau nhiều lần thuyết phục, cô đã đưa H. về nhà mình nuôi nấng, động viên tâm lý và dạy học suốt 2 tháng để H. kịp ôn thi tốt nghiệp. Được cô chăm sóc, dạy bảo tận tình, năm đó, H. đã thi đậu vào trường cấp 3, tuy nhiên em muốn học nghề để phụ giúp mẹ. Đến nay, H. đã là “cô chủ” của một tiệm làm đẹp ở TP Hồ Chí Minh. Em vẫn thường xuyên gọi điện, thỉnh thoảng về thăm “mẹ Loan” để tri ân những ân tình mà mình đã nhận được.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

“Hạnh phúc nhất trong cuộc đời nhà giáo của tôi là chứng kiến các thế hệ học sinh trưởng thành, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn. Không có gì ý nghĩa hơn khi đã ra trường rất lâu, các em vẫn trở về và gọi tôi một tiếng “mẹ” trìu mến, thân thương”- cô Loan chia sẻ.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Không chỉ có H., rất nhiều HS “đặc biệt” đã được cô Loan “cảm hóa” bằng tình yêu thương chân thành. Hầu hết các em đều chuyên tâm học hành, nhiều em có công việc ổn định. Cô Loan chia sẻ: “Hạnh phúc nhất trong cuộc đời nhà giáo của tôi là chứng kiến các thế hệ HS trưởng thành, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn. Không có gì ý nghĩa hơn khi đã ra trường rất lâu, các em vẫn trở về và gọi tôi một tiếng “mẹ” trìu mến, thân thương”.

“Người mẹ” ấy đến bây giờ sau giờ lên lớp vẫn thường tay xách theo túi rau củ, quả trứng, miếng thịt, chiếc áo, quyển vở... mang đến nhà học sinh nghèo. Nhiều em sống một mình, ốm đau không người chăm sóc, cô Loan lại là người thuốc thang, cơm cháo. Những ngày cao điểm ôn thi, cô không quản ngại đến tận nhà những HS cần phụ đạo, dạy đến tận khuya mới về, dù nhà cô ở TP Hà Tĩnh, cách hơn chục cây số.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

“Người mẹ” ấy đến bây giờ sau giờ lên lớp vẫn thường xách theo túi rau củ, quả trứng, miếng thịt, chiếc áo, quyển vở... đến nhà học sinh nghèo.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Cô luôn quan tâm chia sẻ, động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chị Lê Thị Lan (thôn Tân Quý - xã Hộ Độ) xúc động chia sẻ: “Tôi một mình nuôi 4 đứa con; đứa lớn bị khuyết tật, là học trò của cô Loan. Cô không chỉ mua sách vở, áo quần, đóng các khoản phí cho con tôi trong cả năm học mà còn thường xuyên quan tâm, động viên tinh thần mẹ con tôi. Cô là một giáo viên thật sự có tâm với học trò. Gia đình tôi vô cùng biết ơn cô!”.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Dạy tiếng Anh với HS trường nông thôn, nhất là ở những vùng khó luôn đặt người dạy trước những thách thức không dễ vượt qua. Kiên trì và tâm huyết, cô Loan vừa thường xuyên nỗ lực trau dồi chuyên môn, vừa trăn trở, sáng tạo những phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả nhất.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Cô luôn có ý thức trau dồi chuyên môn, tìm kiếm các phương pháp giáo dục sáng tạo để tạo hứng thú cho học sinh với môn Tiếng Anh.

Để giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng và dần yêu thích môn học, cô đã chia nhóm theo trình độ; kết hợp các hoạt động ngoại khóa hấp dẫn; phụ đạo cho những HS yếu sau mỗi giờ lên lớp... Nhờ đó, nhiều em từ chỗ “mù ngoại ngữ” đã tiến bộ rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của chương trình học.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Trình độ, năng lực chuyên môn của cô được khẳng định qua chất lượng đại trà và những thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi.

Chuyên môn giỏi, vì vậy, hàng chục năm nay, cô Loan là giáo viên phụ trách đội tuyển HS giỏi môn Tiếng Anh của Trường THCS Tân Vịnh. Hằng năm, phần lớn thành viên của đội tuyển do cô bồi dưỡng đạt HS giỏi huyện, nhiều em đạt HS giỏi cấp tỉnh.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Với vai trò Trưởng ban Nữ công, cô Loan được coi là “chị cả”, người khởi xướng các hoạt động phong trào tại trường học.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Tham gia BCH Công đoàn với vai trò là Trưởng ban Nữ công, cô Loan được coi là “chị cả” gương mẫu, người khởi xướng các hoạt động phong trào cho cán bộ, giáo viên nói chung, nữ công của trường nói riêng. Với tính cách thẳng thắn, chân thành, cô luôn chia sẻ với chị em những tâm tư, cùng nhau tháo gỡ khúc mắc trong cuộc sống hằng ngày. Một gia đình yên ấm, hạnh phúc với hai cô con gái chăm ngoan, học giỏi, tự lập càng khiến các nữ công trong toàn trường mến phục cô hơn nữa.

Cùng với các thành viên trong BCH Công đoàn, cô cũng thường xuyên tham mưu lãnh đạo nhà trường trong công tác dạy học, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên. Hằng năm, cô còn tích cực kêu gọi nguồn quỹ hỗ trợ hàng trăm suất quà cho cán bộ, giáo viên, HS có hoàn cảnh khó khăn.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Thầy Nguyễn Ngọc Hóa - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Cô Loan là giáo viên có thâm niên đứng lớp, trình độ chuyên môn vững vàng. Trong giảng dạy cũng như trong cuộc sống, cô luôn là người có tình thương, trách nhiệm với học trò; chân thành với đồng nghiệp, xứng đáng là tấm gương để các giáo viên khác noi theo”.

Vinh quang sứ mệnh “trồng người” (bài 2): “Người mẹ” của học sinh ở những vùng khó khăn

Với những đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”, cô Loan đã được nhiều cấp, ngành biểu dương, khen thưởng.

Với những đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”, cô Loan đã được nhiều cấp, ngành biểu dương. Từ năm 2007 đến nay, cô là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; nhiều năm là chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, giáo viên giỏi cấp huyện; là điển hình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cấp tỉnh giai đoạn 2016-2021... Dịp kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay, cô được đề xuất Bộ GD&ĐT tặng bằng khen. Cô cũng được LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen; Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn”.

Thiết kế: công ngọc

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Đọc thêm

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.