Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

(Baohatinh.vn) - Tính đến 11h trưa nay (18/10), tổng lượng mưa đo được tại Hương Khê (Hà Tĩnh) là 345,1mm, mực nước sông Ngàn Sâu đạt 13,32m, trên báo động II 0,82m.

Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

Nước sông Tiêm hiện cũng đang lên nhanh.

Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Hương Khê, tổng lượng mưa đo được từ ngày 15/10 là 345,1mm, mực nước sông Ngàn Sâu tại trạm thuỷ văn Chu Lễ đạt 13,32m, trên báo động II 0,82m. Hiện nước lũ đang tiếp tục lên nhanh.

Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

Nhiều diện tích cam, bưởi Phúc Trạch ngập sâu trong nước.

Thống kê của các địa phương, đến thời điểm này có 5 xã bị lũ chia chia cắt gồm Hương Thuỷ, Điền Mỹ, Lộc Yên, Hương Đô, Hương Giang, trong đó có 137 hộ dân và 10 hội quán thôn bị ngập, cô lập.

Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

Thôn Hương Đồng (xã Lộc Yên) bị chia cắt.

Ngoài ra, nhiều tuyến đường giao thông và cầu qua sông bị ngập như: cầu tràn qua các xã Lộc Yên, Hương Xuân, Hương Lâm, Hương Đô, Gia Phố; tỉnh lộ 553 đoạn các xã Lộc Yên, Hương Trà; huyện lộ 2, huyện lộ 6 xã Hương Thuỷ; huyện lộ 11 xã Phúc Trạch; huyện lộ 14 các xã Hà Linh, Phúc Đồng; QL 15A đoạn qua xã Hương Đô và trên 10 km đường trục thôn.

Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ
Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

Nhiều tuyến đường trên địa bàn Hương Khê đã bị chia cắt.

Ngoài ra, nhiều công trình cũng đã bị mưa lũ xói lở nghiêm trọng như: đường Phúc Trạch – Hương Liên, đường mòn Hồ Chí Minh vào trung tâm xã Hương Thuỷ, huyện lộ 2, đường trục thôn qua thôn 2 và thôn 5 xã Hà Linh...; thân đập Khẩn, đập Nghèn xã Hương Bình, bờ sông Ngàn Sâu, sông Tiêm qua các xã Hà Linh, Hương Xuân tiếp tục sạt lở nghiêm trọng.

Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

Nhiều thôn, xóm đang bị cô lập.

Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

Một số người dân xã Gia Phố chủ động sơ tán đến nơi an toàn.

Nhằm chủ động ứng phó với các tình huống, trưa 18/10, huyện Hương Khê đã tổ chức họp khẩn bàn các giải pháp ứng cứu kịp thời.

Theo Bí thư Huyện uỷ Hương Khê Lê Ngọc Huấn, hiện, huyện đã chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai phương án bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du; duy trì lực lượng thường trực vận hành điều tiết xả lũ hồ chứa thuỷ lợi, đặc biệt là công trình thuỷ điện Hố Hô.

Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

Nước đã tràn vào nhiều nhà dân ở xã Hương Đô...

Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

Hội Chữ thập đỏ tỉnh hỗ trợ lương thực cho các nhà dân bị ngập lụt sâu

Nước sông lên cao, nhiều nhà dân ở Hương Khê ngập sâu trong lũ

Huyện Hương Khê bàn các giải pháp, chuẩn bị phương án sẵn sàng ứng phó với mưa lũ. Đại tá Lê Khắc Thuyết, Giám đốc Công an tỉnh cùng dự.

Bên cạnh đó, huyện cũng đã chuẩn bị và sẵn sàng triển khai phương án ứng phó với mưa lớn xảy ra lũ quét trên các sông, suối, ngập úng và sạt lở đất ở vùng núi; các vùng có độ dốc lớn có nguy cơ cao xảy ra lũ quét.

Các phương án chỉ đạo của lãnh đạo huyện phải được các tiểu ban phòng chống bão lũ huyện triển khai ngay trong trưa và chiều ngày 18/10.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).