Ủy ban tiếp nhận đơn thỉnh cầu của Hạ viện Anh đang điều tra cáo buộc gian lận trong việc ký đơn kiến nghị tổ chức cuộc trưng cầu thứ hai về Brexit trong khi Thủ tướng David Cameron cho biết sẽ không có cuộc trưng cầu lại này.
Thủ tướng David Cameron tuyên bố sẽ không có cuộc trưng cầu thứ hai - Ảnh: AFP
BBC cho biết các nhà điều tra đã loại bỏ 77.000 chữ ký trực tuyến do nghi ngờ đã gian lận.
Cho đến nay đã có hơn 3,2 triệu người cùng ký tên vào đơn kiến nghị nhưng Thủ tướng Camron tuyên bố rằng bất chấp mọi người nghĩ gì thì cũng sẽ không có cuộc bỏ phiếu thứ hai.
Chủ tịch ủy ban tiếp nhận thỉnh cầu Helen Jones cho biết trong một tuyên bố trên Twitter rằng các cáo buộc này "rất nghiêm trọng".
"Những người thêm các chữ ký giả mạo vào trong đơn thỉnh cầu này nên biết rằng họ đang làm xói mòn lý lẽ mà họ đã bảo vệ" - bà Jones nhận định.
Bà Jones cho biết ủy ban sẽ xem xét đơn thỉnh cầu này trong cuộc họp ngày mai 28-6 (giờ Anh) và quyết định xem có đưa vấn đề này ra tranh luận hay không.
"Điều đó không có nghĩa là ủy ban sẽ quyết định liệu có nên đồng ý hay không với đơn thỉnh cầu mà chỉ là có nên đưa nó ra tranh luận hay không" - bà Jones nhấn mạnh.
Trong khi đó, nội bộ đảng Lao động đối lập cũng đang bất ổn.
Lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn khẳng định ông sẽ không từ bỏ bất chấp việc từ chức của 11 thành viên cấp cao trong đảng của ông hôm 26-6.
Tuyên bố trên, theo AFP, xảy ra sau khi ông Corbyn sa thải phát ngôn viên các vấn đề ngoại giao Hilary Benn do ông Benn nói rằng ông không cảm thấy tự tin với tài lãnh đạo của ông Corbyn.
Sau vụ sa thải ông Benn, một loạt các vụ từ chức khác trong nội bộ đảng Lao động đã xảy ra, bao gồm phát ngôn viên y tế Heidi Alexander, phát ngôn viên giáo dục Lucy Powell, phát ngôn viên giao thông Lilian Greenwood.
Trong cuộc trưng cầu ý dân hôm 23-6, 1/3 cử tri đảng Lao động đã chọn rời khỏi Liên minh châu Âu, đi ngược lại với chủ trương của lãnh đạo và phần đông nghị sĩ trong đảng này.
Tổ chức phi lợi nhuận Oceana công bố kết quả gây sốc của một phân tích cho thấy, đến năm 2030, các sản phẩm của Coca-Cola sẽ tạo ra khoảng 602.000 tấn rác nhựa mỗi năm thải ra các đại dương và hệ thống đường thủy thế giới. Lượng nhựa này đủ để lấp đầy dạ dày của 18 triệu con cá voi.
Nga sẵn sàng ký một thỏa thuận mới nhằm đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đen nếu Mỹ "ra lệnh" cho chính quyền Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuân thủ các điều khoản.
Việc Nhà Trắng vô tình mời một nhà báo vào nhóm chat bàn kế hoạch không kích Houthi đang gây sốc trong chính quyền, đặt ra câu hỏi về tính chuyên nghiệp của họ.
Điều kiện khắc nghiệt tại khu vực tìm kiếm, cùng với việc máy bay đã mất tích quá lâu đang tạo ra thách thức không nhỏ cho chiến dịch tìm kiếm lại MH370.
Không quân Mỹ mới đây đã chính thức lựa chọn Boeing cho hợp đồng thiết kế và chế tạo tiêm kích tàng hình thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới trị giá 20 tỷ USD, với tên gọi F-47.
Hãng Bloomberg đưa tin trong 2 tháng cầm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải đối mặt với hơn 150 vụ kiện về tính hợp pháp trong các hành động của chính quyền do ông đứng đầu.
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump lạc quan về khả năng Nga-Ukraine sớm đạt lệnh ngừng bắn và khẳng định ông cảm thấy Tổng thống Vladimir Putin muốn hòa bình.
Người sáng lập Amazon Jeff Bezos và vị hôn thê Lauren Sanchez đã bắt đầu gửi thiệp mời khách tới dự đám cưới trên du thuyền Koru vào tháng 6, theo truyền thông Mỹ.
Ở tuổi 72, bà Netumbo Nandi-Ndaitwah đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11/2024, đánh dấu một cột mốc quan trọng khi trở thành một trong số ít các nhà lãnh đạo nữ tại châu Phi.
Sắc lệnh giải thể Bộ Giáo dục của ông Trump không làm thay đổi lớn đến hệ thống đào tạo, nhưng có thể tăng áp lực với những học sinh nghèo hoặc khuyết tật cần hỗ trợ.
Trong phiên giao dịch ngày 20/3, giá vàng đã xô đổ mọi kỷ lục. Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,1%, cán mốc vượt 3.049,89/ounce tính đến 9 giờ 10 phút sáng (giờ Việt Nam).
Lần trao đổi tù binh diễn ra sau cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ để thảo luận về việc khôi phục mối quan hệ song phương, tình hình Ukraine và một số vấn đề quốc tế.
Để đạt được mục tiêu cắt giảm 5-8% lực lượng dân sự hiện gồm hơn 900.000 người, Lầu Năm Góc đã đặt chỉ tiêu cắt giảm trung bình khoảng 6.000 chỗ làm/tháng.
Thị trưởng Ekrem Imamoglu bị bắt với cáo buộc đứng đầu tổ chức tội phạm, vài ngày trước khi trở thành ứng viên tranh cử tổng thống của phe đối lập Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Yonhap, vào ngày 19/3, Hàn Quốc cho biết sẽ triển khai khoảng 14.000 cảnh sát chống bạo động tại Seoul vào ngày Tòa án Hiến pháp ra phán quyết luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol để ứng phó với tình trạng bất ổn xã hội có thể xảy ra.
Các nỗ lực trấn áp các trung tâm lừa đảo chỉ ảnh hưởng đến một phần nhỏ trong số các hoạt động rộng lớn dọc biên giới Thái Lan-Myanmar, và vẫn có từ 50.000 hoặc 100.000 người ở các trung tâm nói trên.
Theo một tuyên bố của Nhà Trắng được công bố vào hôm 16/3 (giờ địa phương), chính quyền Mỹ đã trục xuất gần 300 người bị cáo buộc là thành viên của băng đảng Tren de Aragua (TdA) về El Salvador trong cuối tuần qua.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo, "không có gì đảm bảo" rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không phải đối mặt với suy thoái trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump.
Tỉ lệ ủng hộ Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã giảm mạnh sau bê bối phát phiếu quà tặng, làm dấy lên nguy cơ ông phải từ chức trước cuộc bầu cử Thượng viện.
Stéphane Breitwieser, siêu trộm người Pháp, đã đánh cắp hơn 300 kiệt tác nghệ thuật trị giá 2 tỉ USD từ các bảo tàng khắp châu Âu. Hắn nổi tiếng với phương thức trộm đơn giản nhưng tinh vi và chưa từng bán lại bất kỳ tác phẩm nào.
Giám đốc VOA Michael Abramowitz xác nhận gần như toàn bộ đội ngũ gồm 1.300 nhà báo, nhà sản xuất và trợ lý đã phải nghỉ, khiến đài phát thanh này gần như tê liệt lần đầu tiên sau 83 năm hoạt động.
Hãng thông tấn nhà nước MIA cho biết một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một hộp đêm ở nước này khi hơn một nghìn người tụ tập xem hòa nhạc, khiến ít nhất 50 người thiệt mạng.