Ông Trần Quí Thanh cùng các con gái hầu tòa

Sáng 23/4, cha con ông Trần Quí Thanh - nguyên giám đốc Tân Hiệp Phát bị đưa ra xét xử với cáo buộc cho vay bằng 'hợp đồng giả cách' chuyển nhượng bất động sản rồi chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng.

Ba cha con ông Trần Quí Thanh được đưa ra tòa để xét xử sáng ngày 23-4 - Ảnh: HỮU HẠNH

Ba cha con ông Trần Quí Thanh được đưa ra tòa để xét xử sáng ngày 23-4 - Ảnh: HỮU HẠNH

Đúng 8h sáng, bị cáo Trần Quí Thanh và con gái là Trần Uyên Phương được dẫn giải đến tòa. Bị cáo thứ 3 được tại ngoại là Trần Ngọc Bích cũng có mặt tại phòng xử ngay sau đó.

Hôm nay (23-4), Tòa án nhân dân TP.HCM xét xử vụ án lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đối với ông Trần Quí Thanh (giám đốc Công ty Tân Hiệp Phát) cùng hai con gái là bà Trần Uyên Phương (43 tuổi) và bà Trần Ngọc Bích (40 tuổi).

Cha con cùng hầu tòa

Bị cáo Trần Quí Thanh bị dẫn giải đến tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bị cáo Trần Quí Thanh bị dẫn giải đến tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài từ hôm nay đến ngày 25-4, do thẩm phán Huỳnh Văn Trực làm chủ tọa.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên tòa theo sự phân công của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao gồm: ông Vũ Tất Ba, ông Phạm Văn Hiền và ông Mai Hoàn Đông.

Các bị hại trong vụ án được xác định gồm: bà Đặng Thị Kim Oanh, ông Nguyễn Văn Chung, ông Lâm Sơn Hoàng, ông Nguyễn Huy Đông.

Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Kim Oanh Đồng Nai và 34 cá nhân khác tham gia phiên tòa với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Ông Trần Quí Thanh và hai con gái có bốn luật sư bào chữa.

Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2019 - 2020, ông Trần Quí Thanh cùng Trần Ngọc Bích, Trần Uyên Phương thông qua môi giới đã cho bốn cá nhân vay tiền với lãi suất 3%/tháng. Tổng trị giá tài sản chiếm đoạt đối với cả bốn bị hại được xác định là hơn 1.048 tỉ đồng.

Điều kiện cho vay được đặt ra là các chủ tài sản hoặc dự án thế chấp phải thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản hoặc cổ phần của dự án để che giấu bản chất của việc cho vay.

Tuy nhiên, theo điều tra thì khi bên vay thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi theo thỏa thuận nhưng cha con ông Trần Quí Thanh lại viện ra các lý do để không trả lại tài sản.

Vừa mất tài sản, vừa bị tòa xử thua

Trong bốn bị hại, ông Nguyễn Huy Đông vừa bị mất tài sản, vừa bị con gái ông Thanh kiện ra tòa.

Theo đó, vào năm 2017, ông Nguyễn Huy Đông thế chấp 2 thửa đất cho một ngân hàng để lấy 59 tỉ đồng. Đến tháng 1-2019, ông Đông cần vay 67 tỉ đồng để trả nợ ngân hàng thì được môi giới giới thiệu với ông Trần Quí Thanh.

Người môi giới trao đổi cách thức vay là ông Đông phải chịu lãi suất 3%/tháng nhưng phải chuyển nhượng 2 thửa đất cho bà Trần Uyên Phương và chịu phí môi giới 6%/tổng tiền vay.

Bị cáo Trần Uyên Phương bị dẫn giải đến tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bị cáo Trần Uyên Phương bị dẫn giải đến tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Khi gặp ông Thanh, ông Đông đề nghị vay 90 tỉ đồng nhưng ông Thanh chỉ đồng ý cho vay 80 tỉ đồng.

Sau khi thống nhất, đầu tháng 2-2019, ông Đông thực hiện giải chấp khoản vay 67 tỉ đồng tại ngân hàng và làm hợp đồng giả cách chuyển nhượng lại cho bà Uyên Phương tại văn phòng công chứng Hoàng Xuân Ngụ.

Bà Uyên Phương không có mặt tại văn phòng công chứng mà ủy quyền cho nhân viên của mình thực hiện thủ tục sang tên 2 thửa đất.

Sau khi thực hiện các thủ tục trên, ông Đông nhận được giấy viết tay có nội dung "vay 80 tỉ, trả ngân hàng 67,4 tỉ đồng, lãi 3 tháng là 7,2 tỉ, tiền môi giới 2,5 tỉ, thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ (2,5%) là 1,684 tỉ đồng, còn lại thực nhận là 1,241 tỉ đồng". Đến lúc này ông Đông mới biết chỉ thực nhận được hơn 1,2 tỉ đồng nhưng buộc phải ký xác nhận.

Bị cáo Trần Ngọc Bích (được tại ngoại) đã có mặt tại phiên tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bị cáo Trần Ngọc Bích (được tại ngoại) đã có mặt tại phiên tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Ngày 18-2-2019, ông Đông được Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Bình Tân gọi xác minh việc thay đổi tên người sử dụng đất sang bà Trần Uyên Phương, thì ông Đông nhiều lần liên lạc Phương nhưng không được. Do đó, ông Đông đề nghị dừng việc thay đổi tên sở hữu 2 thửa đất.

Sau đó, ông Đông đến Công ty Tân Hiệp Phát tìm gặp ông Trần Quí Thanh xin trả 80 tỉ đồng để chuộc lại 2 thửa đất thì phía Tân Hiệp Phát yêu cầu ông phải đóng 95 tỉ đồng, ông Đông nhắn tin xin giảm bớt nhưng ông Thanh không trả lời.

Sau đó, bà Trần Uyên Phương khởi kiện ông Đông, tranh chấp hai thửa đất trên và được Tòa án nhân dân quận 3 tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bà Phương, buộc ông Đông tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tại hợp đồng mua bán.

Ngày 8-6-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an có văn bản gửi Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại TP.HCM đề nghị giám đốc thẩm để hủy bản án sơ thẩm.

Đầu năm 2024, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xét xử tái thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm trên của Tòa án nhân dân quận 3.

Giá trị chiếm đoạt trong vụ này được xác định là 38,9 tỉ đồng.

Theo Tuổi trẻ

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.