Phân biệt chứng ợ nóng với cơn đau tim

Đôi khi rất khó biết liệu các triệu chứng là do cơn đau tim hay do ợ nóng. Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt nhất định.

Ợ nóng là gì?

phan biet chung o nong voi con dau tim

Mặc dù cơn đau nằm ở ngực, trào ngược không hề liên quan đến tim.

Ợ nóng là một triệu chứng, chứ không phải là một bệnh. Đó là cảm giác, thường là đau rát, do trào ngược axit. Trào ngược axit là chất chứa trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản.

Ợ nóng không hề liên quan đến tim. Sự nhầm lẫn bắt nguồn từ vị trí của cơn đau ở ngực.

Dạ dày tạo ra chất nhầy để bảo vệ niêm mạc của nó khỏi axit được sử dụng tiêu hóa thức ăn. Thực quản thiếu sự bảo vệ này, vì thế trào ngược axit gây tổn thương niêm mạc thực quản. Tuy nhiên đối với nhiều người, trào ngược axit không gây ra tổn thương như vậy.

Còn chưa rõ tại sao những người bị trào ngược a xít lại bị đau. Có lẽ các dây thần kinh nhạy cảm a xít góp phần gây ra cảm giác đau.

Triệu chứng ợ nóng

Ợ nóng tạo ra cảm giác bỏng rát trong thực quản (ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày). Đau kiểu bỏng rát này thường xảy ra ngay trên dạ dày. A xít cũng có thể trào ngược lên cao hơn, thậm chí tới tận thành sau của miệng.

Các triệu chứng khác của bệnh trào ngược a xít có thể đi kèm với ợ nóng, bao gồm buồn nôn, đầy hơi, và ợ hơi.

Đau tim xảy ra khi một trong những động mạch cung cấp máu cho tim bị tắc nghẽn. Đau thắt ngực là tình trạng đau ngực tương tự xảy ra khi những động mạch này bị chít hẹp do bệnh tim.

Ợ nóng là cảm giác đau rát ở vùng thượng vị hoặc vùng ngực dưới. Nguyên nhân là do a xít dạ dày đi ngược lên thực quản.

Đau ngực do trào ngược và do đau tim có thể giống nhau. Nếu nghi ngờ không biết đau có phải là đau tim hay không thì luôn cần gọi cấp cứu. Nếu đó là một cơn đau tim, chăm sóc y tế kịp thời có thể cứu sống tính mạng.

Sự khác biệt giữa các triệu chứng của ợ nóng và cơn đau tim

Đôi khi rất khó biết liệu các triệu chứng là do cơn đau tim hay do ợ nóng. Các bác sĩ nhận xét rằng rất khó đưa ra chẩn đoán dựa trên các triệu chứng đơn thuần, và thường phải căn cứ vào các xét nghiệm.

Khi bản thân các bác sĩ có triệu chứng, họ cũng thấy chúng khó hiểu. Ví dụ, một bác sĩ tại Đại học Harvard kể lại câu chuyện bị bệnh tim của mình.

Ông có triệu chứng nóng rát ở vùng bụng trên mỗi khi gắng sức, nhưng việc điều trị ợ nóng tỏ ra không có tác dụng. Cho mãi đến khi bị khó thở và không làm được việc gì ông mới đến bệnh viện. Xét nghiệm cho thấy bệnh tim đang sắp gây ra một cơn đau tim.

Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng là :

• Ợ nóng có xu hướng nặng hơn sau khi ăn và khi nằm - mặc dù cơn đau tim cũng có thể xảy ra sau bữa ăn.

• Ợ nóng có thể thuyên giảm nhờ các loại thuốc giảm axit trong dạ dày

• Ợ nóng không gây ra những triệu chứng toàn thân như khó thở

• Đau tim không gây đầy hơi hoặc ợ hơi, nhưng những triệu chứng này có thể xảy ra với ợ nóng

Điều trị ợ nóng

Chẩn đoán ợ nóng được đưa ra thông qua phối hợp của:

• Đánh giá các triệu chứng - bác sĩ sẽ hỏi cơn đau xảy ra khi nào, bao lâu một lần và kéo dài bao lâu, mức độ nghiêm trọng, và đau thay đổi như thế nào với bữa ăn, tư thế và v.v…

• Các triệu chứng đáp ứng như thế nào với điều trị giảm axit dạ dày

• Nội soi thực quản để đánh giá tổn thương niêm mạc thực quản

• Đo độ pH trong thực quản để đánh giá mức độ axit

Chẩn đoán thường được đưa ra dựa trên các triệu chứng. Sau đó các bác sĩ có thể điều trị thử để xác định chẩn đoán nếu việc điều trị có hiệu quả.

Theo Cẩm Tú/Dantri.com.vn

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.