Hôm nay, Tòa án Hà Tĩnh mở lại vụ xử công ty "ma" SCI

(Baohatinh.vn) - Sau thời gian điều tra bổ sung theo Quyết định số 01/2017/ HSST-QĐ ngày 24/4/2017, sáng nay (25/1), TAND tỉnh Hà Tĩnh mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Quang Chung - Phó Giám đốc Công ty SCI và đồng bọn về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ".

>> Vụ xử sơ thẩm Công ty SCI: Trả hồ sơ, điều tra bổ sung

hom nay toa an ha tinh mo lai vu xu cong ty ma sci

Áp giải bị cáo Nguyễn Quang Chung rời hội trường xét xử ngày 24/4/2017

Các bị cáo Nguyễn Quang Chung (SN 1981, trú xã Sơn Diệm, Hương Sơn), Lê Đình Quốc (SN 1993, trú xã Sơn Diệm, Hương Sơn), Nguyễn Thị Bảo Hằng (SN 1984, thị trấn Tây Sơn) cùng bị truy tố tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Nguyễn Thị Tình (SN 1984, Cẩm Nam, Cẩm Xuyên) bị truy tố tội “mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” đã đồng loạt chối tội.

Theo tài liệu của cơ quan điều tra, sau 8 tháng thành lập Công ty SCI (trụ sở đóng tại xã Sơn Diệm, Hương Sơn), các bị cáo đã mở tờ khai hải quan khống; mua hóa đơn VAT đầu vào của các doanh nghiệp rồi xin hồ sơ hoàn thuế, chiếm đoạt trên 8 tỷ đồng.

Trước đó, trong các ngày từ 18 - 24/4/2017, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử các bị cáo nói trên. Tuy nhiên, qua quá trình thẩm vấn và tranh luận tại phiên tòa, lời khai của các bị cáo có sự thay đổi so với bản cáo trạng được đại diện Viện Kiểm sát công bố. Sau thời gian xét xử kéo dài gần 1 tuần, ngày 24/4/2017, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung.

hom nay toa an ha tinh mo lai vu xu cong ty ma sci

Vụ Công ty “ma” SCI: Chưa phát hiện hành vi “tiếp tay” của cán bộ thuế

Theo HĐXX, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung nhằm làm rõ việc có hay không Nguyễn Quang Chung mượn hàng, hay Nguyễn Quang Chung có sự thỏa thuận với các cá nhân để xuất khẩu hàng hóa sang Lào? Nếu có việc thỏa thuận thì thỏa thuận này nhằm mục đích để làm gì? Vai trò của Chung và những chủ hàng?

Điều tra làm rõ các hóa đơn VAT mà Chung mua để hợp thức các lô hàng xuất khẩu sang Lào đã được kê khai, nộp thuế tại các cơ quan thuế có thẩm quyền hay chưa? HĐXX cũng yêu cầu cơ quan điều tra xác định lại số tiền 1.626.299.990 đồng – 8 hoá đơn của 3 Công ty: An Phát, Hưng Thịnh, Vincom mà Chung dùng kê khai để hoàn thuế chỉ sai về quy trình hoàn thuế thì có đủ dấu hiệu để truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản về số tiền này hay chỉ bị xử phạt hành chính, bắt truy hoàn.

Đồng thời còn điều tra làm sáng tỏ những dấu hiệu làm trái quy trình, sai phạm của cán bộ thuế (trong 3 lần kiểm tra hoàn thuế) đã đủ yếu tố để khởi tố hình sự về đồng phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc tội cố ý làm trái quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng hay chưa?

Cơ quan điều tra phải làm văn bản (kèm thủ tục hoàn thuế) gửi Bộ Tài chính, để xác định rõ mức độ sai phạm của cán bộ thuế. Làm rõ vai trò của các cán bộ hải quan trong việc để một lượng tiền lớn hơn 100 tỷ chuyển 108 lần qua cửa khẩu mà không biết, yêu cầu Cơ quan điều tra làm văn bản (kèm thủ tục hải quan) gửi Bộ Tài chính, để xác định rõ mức độ sai phạm của cán bộ hải quan. Yêu cầu ủy thác tư pháp cho Nhà nước Lào để điều tra các vi phạm tại Lào theo luật nước bạn.

Đặc biệt, trong suốt phiên xét xử trước đó, Nguyễn Quang Chung đã đề cập tới đồng phạm Nguyễn Tiến Dũng. HĐXX đã yêu cầu cơ quan điều tra xác định, làm rõ của Nguyễn Tiến Dũng đối với vụ án này.

>> Vụ xử công ty “ma” SCI: Nhiều mâu thuẫn trong lời khai và ẩn số việc chuyển 6 triệu USD qua biên giới

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast