Phát hiện kháng thể vô hiệu hóa được 98% các chủng virus HIV

Phát hiện về kháng thể vô hiệu hóa được 98% chủng virus HIV này mở ra hy vọng mới cho những người nhiễm HIV.

Các nhà nghiên cứu khoa học của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) mới đây đã phát hiện ra một loại kháng thể có thể vô hiệu hóa 98% các chủng virus HIV.

Cụ thể, kháng thể được gọi là N6 này có thể duy trì khả năng phát hiện ra virus HIV ngay cả khi chúng đã bắt đầu phát triển; đồng thời vô hiệu hóa tới 16/20 chủng HIV cho đến nay đã kháng lại tất cả các loại thuốc.

phat hien khang the vo hieu hoa duoc 98 cac chung virus hiv

Chúng ta biết rằng virus HIV rất khó tiêu diệt bởi vì nó tấn công các tế bào hệ thống miễn dịch trong cơ thể con người và biến thể liên tục. Nhưng với phát hiện này, các chuyên gia hi vọng mở ra hi vọng mới cho các bệnh nhân mắc căn bệnh thế kỷ.

Anthony S. Fauci thuộc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIAID) chia sẻ: "Việc phát hiện ra đặc tính của kháng thể này cung cấp một tư liệu mới quan trọng cho sự phát triển các chiến lược để ngăn ngừa và điều trị nhiễm HIV".

phat hien khang the vo hieu hoa duoc 98 cac chung virus hiv

Để rút ra được kết luận này, các nhà nghiên cứu tiếp xúc N6 tới 181 chủng khác nhau của HIV. Kết quả cho thấy chúng kiểm soát và tiêu diệt 98% trong số đó, bao gồm cả 16/20 chủng đã kháng lại các loại thuốc.

Đây được cho là một bước tiến đáng kể từ khi giới nghiên cứu phát hiện ra kháng thể VRC01 vào năm 2010 khi có thể ngăn chặn tới 90% các chủng HIV lây nhiễm vào các tế bào con người.

Cách hoạt động của cả 2 kháng thể này đều tương tự nhau: Chúng đều ngăn chặn HIV lây nhiễm bằng cách gắn vào vùng CD4 trên bề mặt virus HIV, ngăn cản HIV bám vào các tế bào miễn dịch. Vùng CD4 gần như không thay đổi trong tất cả các chủng biến thể của virus HIV.

Tuy nhiên, N6 có "thể lực" tốt hơn nên khả năng chống chọi trước những thay đổi trên bề mặt HIV cao hơn.

phat hien khang the vo hieu hoa duoc 98 cac chung virus hiv

Ví dụ, một trong những cách quan trọng giúp virus HIV lẩn tránh hệ miễn dịch chính là thu thập và gắn đường trong cơ thể để nới lỏng sự kìm kẹp của kháng thể, nhưng N6 không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này.

Hiện tại, giới nhà khoa học vẫn đang tiếp tục kiểm tra N6 trong các thử nghiệm lâm sàng để xem nó có thể ngăn chặn lây nhiễm HIV ở người một cách an toàn hay không.

Tuy nhiên, N6 vẫn được cho là có tiềm năng mang lại lợi ích phòng ngừa - điều trị mạnh mẽ, bền bỉ hơn.

Ngoài ra, khả năng vô hiệu hóa gần như tất cả các chủng HIV của N6 sẽ giúp cả 2 chiến lược phòng chống và điều trị thuận lợi.

Rất có thể, đây chính là vũ khí quan trọng giúp ta đánh bại lại virus HIV.

Nghiên cứu được công bố trên Immunity.

Theo Trí thức trẻ

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.