Quyết không để người bệnh lỡ “giờ vàng” trong cấp cứu

(Baohatinh.vn) - Với sự hỗ trợ từ Vingroup, Hà Tĩnh đang cụ thể hoá Đề án cấp cứu ngoại viện của Bộ Y tế bằng nhiều hành động thiết thực, quyết tâm không để người bệnh lỡ “giờ vàng” trong cấp cứu.

bqbht_br_anh-2.jpg
Vingroup ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) triển khai thí điểm Đề án Cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia với 4 địa phương là Hải Phòng, Hà Tĩnh, Khánh Hòa và Kiên Giang.

Đồng bộ hệ thống, chủ động cấp cứu từ phút đầu tiên

Hệ thống cấp cứu ngoại viện đang trở thành một yêu cầu cấp bách trong chiến lược y tế khẩn cấp của cả nước, nhất là tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về địa hình, giao thông và cơ sở y tế tuyến đầu. Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã chủ trì triển khai Đề án cấp cứu ngoại viện cấp quốc gia giai đoạn 2025–2030 với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup. Hà Tĩnh được lựa chọn là một trong bốn địa phương đầu tiên triển khai đề án này.

Theo kế hoạch của Sở Y tế, trung tâm điều hành hệ thống cấp cứu ngoại viện đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, đóng vai trò chỉ huy, điều phối toàn bộ hoạt động. Tất cả các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến dưới sẽ là những “trạm vệ tinh”, bảo đảm nhân lực, phương tiện cấp cứu thường trực, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.

TS. BS Phùng Nam Lâm - Phó Tổng Giám đốc chuyên môn Hệ thống Y tế Vinmec khảo sát về trang thiết bị cấp cứu ngoại viện ở Hà Tĩnh.

TS. BS Phùng Nam Lâm - Phó Tổng Giám đốc chuyên môn Hệ thống Y tế Vinmec khảo sát về trang thiết bị cấp cứu ngoại viện ở Hà Tĩnh.

Ông Lê Chánh Thành - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, chia sẻ: “Mục tiêu của đề án là rút ngắn tối đa thời gian tiếp cận người bệnh ở hiện trường, tăng cơ hội sống sót cho nạn nhân. Đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành y tế mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong việc bảo vệ sự sống, tính mạng của Nhân dân. Hệ thống này chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được cộng đồng ủng hộ, đồng hành và chủ động tham gia nên thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành đào tạo trên diện rộng".

bqbht_br_img-0122.jpg
Trên cơ sở các kiến thức được bác sĩ tuyến trung ương truyền đạt, Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đào tạo trên diện rộng.

Quả thực, cấp cứu ngoại viện không chỉ là giải pháp y tế, mà còn là tấm lưới an toàn, là biểu hiện sinh động của tinh thần nhân ái, của trách nhiệm xã hội. Mạng lưới ấy càng rộng, càng vững chắc thì càng thêm hy vọng bảo toàn sinh mạng cho người dân khi rủi ro bất ngờ xảy ra.

Với mong muốn sớm hoàn thiện hệ thống cấp cứu ngoại viện, thời gian qua, cùng với kiện toàn hệ thống tổ chức, ngành y tế tỉnh đang đề xuất bổ sung xe cứu thương chuyên dụng, thiết bị y tế hiện đại, xây dựng các kíp cấp cứu ngoại viện theo ca, đảm bảo trực 24/24h. Sự đồng bộ giữa nhân lực, phương tiện và quy trình vận hành chính là yếu tố quyết định thành công của hệ thống cấp cứu ngoại viện.

Bác sĩ Lê Ngọc Thắng - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BVĐK tỉnh cho biết: “Điều đáng mừng là sự phối hợp giữa y tế, chính quyền và cộng đồng ở Hà Tĩnh đang rất đồng bộ. Đó là cơ sở để chúng tôi tin rằng, khi hệ thống vận hành đầy đủ, tỉnh ta sẽ có một mạng lưới cấp cứu kịp thời, hiệu quả, nâng cao cơ hội sống sót cho người bệnh trong mọi tình huống.”

Đào tạo nâng cao năng lực - đầu tư cấp cứu ngay từ cộng đồng

Trong lần khảo sát hồi tháng 4/2025 tại BVĐK tỉnh, TS.BS Phùng Nam Lâm - Phó Tổng Giám đốc chuyên môn Hệ thống Y tế Vinmec khẳng định, Tập đoàn Vingroup cam kết đồng hành cùng Hà Tĩnh bằng việc hỗ trợ phương tiện, thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực và cộng đồng, góp phần hiện thực hóa mục tiêu cứu người từ cơ sở. Và trong tháng 5, tháng 6, những hoạt động đào tạo đầu tiên đã được Vingroup triển khai với các lớp tập huấn về các kỹ thuật sơ cấp cứu như: Hồi sinh tim phổi cơ bản; cấp cứu chấn thương ngoại viện theo tiêu chuẩn quốc tế. Những lớp học thiết thực ấy chính là bước khởi đầu của mạng lưới cấp cứu ngoại viện hiện đại, đồng bộ theo đề án của Bộ Y tế.

33.jpg
Các học viên chăm chú học các kỹ năng cấp cứu trong khóa huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế (ITLS) do các chuyên gia Bệnh viện Quân y 175 đào tạo.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Thái - Trưởng khoa Cấp cứu chống độc, BVĐK tỉnh chia sẻ: “Chúng tôi từng chứng kiến không ít ca bệnh mà chỉ cần được sơ cứu đúng cách tại chỗ, cơ hội sẽ cao hơn. Đầu tư cho hệ thống cấp cứu ngoại viện, đặc biệt là đào tạo kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên ngành y, lực lượng cứu hộ cứu nạn và cộng đồng chính là đầu tư cho cứu sinh từ những phút đầu tiên. Việc Vingroup sớm triển khai các chương trình đào tạo sẽ giúp Hà Tĩnh sớm hình thành mạng lưới cấp cứu cộng đồng".

Thời gian qua, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia thuộc Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) và Bệnh viện Quân y 175, đội ngũ y tế Hà Tĩnh đã nghiêm túc trau dồi các kỹ năng cấp cứu trên những hình nộm mô phỏng. Nhìn những người đã dạn dày với nghề cứu người nhưng vẫn nghiêm túc thực hành từng động tác ép tim, hà hơi thổi ngạt, đặt nội khí quản, từng kỹ năng về quản lý đường thở và chấn thương, kỹ năng kiểm soát sốc và xuất huyết, kỹ năng cố định gãy xương, vận chuyển nạn nhân an toàn… chúng tôi càng thấm thía hơn về ý nghĩa của cấp cứu ngoại viện.

bqbht_br_22.jpg
Các học viên thực hành các kỹ năng cấp cứu hồi sinh tim phổi cơ bản.

Bác sĩ Phan Thế Anh – Phó Chủ nhiệm khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 chia sẻ: “Hiện nay, ở nhiều địa phương, cấp cứu ngoại viện chủ yếu đang mang tính tự phát, chưa có sự can thiệp của nhân viên y tế, hơn nữa, nhiều nhân viên y tế tuyến cơ sở cũng chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng về quy trình cấp cứu chuẩn nên việc đào tạo là vô cùng cần thiết. Tại khoá đào tạo lần này, chúng tôi cũng sẽ cấp chứng chỉ theo chuẩn quốc tế cho những học viên được chọn đào tạo theo cấp độ giảng viên. Hy vọng, họ sẽ là cánh tay nối dài, đưa những kiến thức mà chúng tôi truyền đạt đến với cộng đồng”.

Đằng sau những lớp tập huấn, đằng sau những cam kết, kế hoạch cụ thể chính là khát vọng xây dựng một hệ thống y tế nhân văn, gần dân, vì dân. Đó cũng là cách mà ngành Y tế Hà Tĩnh cùng cộng đồng hiện thực hóa mục tiêu cao cả: giành lại sự sống cho người dân từ những phút giây sinh tử.

bqbht_br_44.jpg
Bác sĩ Phan Thế Anh – Phó Chủ nhiệm khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quân y 175 "cầm tay chỉ việc" cho các học viên.

“Trong gần 100 người đã tham gia các lớp tập huấn thời gian qua, chúng tôi chọn 20 người để đào tạo theo diện giảng viên, sau đó, đội ngũ này sẽ về cơ sở truyền đạt cho đồng nghiệp của mình và cộng đồng. Qua đó, mỗi người dân, mỗi cán bộ y tế đều có thể trở thành “một mắt xích” trong mạng lưới cứu sinh ở Hà Tĩnh, giúp người bệnh không bị lỡ “giờ vàng” trong cấp cứu” – bác sĩ Lê Chánh Thành chia sẻ thêm.

Với sự đồng hành của Bộ Y tế, Vingroup và quyết tâm cao của địa phương, hệ thống cấp cứu ngoại viện ở Hà Tĩnh đang dần hiện hữu, mang lại hy vọng sống cho hàng triệu người dân. Đây là công trình mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, khẳng định tinh thần “tất cả vì sự sống con người” trong chiến lược phát triển y tế của tỉnh.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Nở rộ tình trạng spa, thẩm mỹ viện không phép

Trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) thời gian qua, tình trạng các spa, thẩm mỹ viện hoạt động thẩm mỹ xâm lấn không phép mọc lên tràn lan. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân khi sử dụng dịch vụ làm đẹp.
Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Sống khỏe cùng BHT: Dấu hiệu nhận biết bệnh suy tim, cách phòng tránh

Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ mắc cao và khó điều trị dứt điểm. Đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, bệnh suy tim càng trở nên nguy hiểm hơn. Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh? Bác sĩ Trần Văn Cường - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?