Tiến hành hoạt động quân sự dài ngày với không quân Pháp, các phi công Ấn Độ đã trao đổi máy bay với các đồng nghiệp phương Tây, qua đó giúp hai bên hiểu biết hơn về khí tài của nhau.
Theo thông báo, cuộc diễn tập quân sự chung mang tên Garuda VI giữa không quân Pháp và Ấn Độ diễn ra từ ngày 1 đến ngày 14/7 tại phía Tây Nam của nước Pháp.
Ấn Độ đã điều động những "báu vật bầu trời" của mình, đó là 4 tiêm kích hạng nặng Su-30MKI, 1 máy bay tiếp dầu Il-78, 2 máy bay vận tải hạng nặng C-17 cùng 120 sĩ quan tham gia đợt diễn tập chung với Pháp.
Về phía Pháp, nước này cũng đáp lại bằng một lực lượng hùng hậu gồm tiêm kích Rafale, Mirage 2000; máy bay tiếp dầu KC-135, máy bay chỉ huy - cảnh báo sớm trên không E-3F.
Hoạt động quân sự trên còn là cơ hội hiếm có với Ấn Độ khi giúp họ hiểu rõ hơn về tính năng của các tiêm kích tối tân Rafale mà nước này sẽ tiếp nhận lô đầu tiên với số lượng 36 chiếc.
Bên cạnh 36 máy bay nhận theo dạng thành phẩm, Ấn Độ còn đang để ngỏ khả năng mua tiếp 126 chiếc Rafale nữa dưới dạng sản xuất theo giấy phép trong chương trình "Make in India".
Dự kiến các chiến đấu cơ của hai nước sẽ tiến hành đầy đủ các bài tập gồm đối kháng cự ly gần và xa, tấn công mục tiêu mặt đất hay phối hợp chỉ huy đường không.
Vấn đề kiểm tra sự tương thích hệ thống cũng là rất quan trọng, khi Su-30MKI là tiêm kích gốc Nga nên sẽ cần phải hiệu chỉnh một số thiết bị nếu muốn phối hợp cùng Rafale.
Để tăng thêm mức độ trực quan cũng như hiểu rõ hơn nữa về vũ khí của nhau, các phi công lái Su-30MKI cũng như Rafale đã tiến hành đổi máy bay cho nhau.
Đây thực chất cũng là việc làm thường gặp trong các cuộc diễn tập quân sự quốc tế, nhằm gia tăng sự tin tưởng cũng như hiểu rõ hơn tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện đối tác.
Phi công Pháp và Ấn Độ đều bày tỏ sự thích thú và thán phục mức độ hiện đại trên máy bay chiến đấu của nhau, triển vọng để hai dòng tiêm kích này cùng phục vụ với số lượng lớn trong không quân Ấn Độ là khá xán lạn.
Ấn Độ đang vận hành phi đội 272 tiêm kích Su-30MKI, số lượng này nhiều hơn toàn bộ Su-30 các biến thể (Su-30SM, Su-30M2) đang phục vụ trong quân đội Nga (200 chiếc).
Ấn Độ thời gian gần đây đang thực hiện chính sách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí để tránh bị phụ thuộc vào đối tác duy nhất là Nga, họ đã mua thêm khá nhiều vũ khí do Mỹ, Pháp, Israel sản xuất.
Ngoài tác dụng kể trên, Ấn Độ còn hy vọng rằng các tiêm kích nguồn gốc phương Tây sẽ giúp cho nước này chiếm ưu thế trước Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột quy mô lớn.
Nhờ những phương tiện tác chiến khác biệt với đối thủ, Trung Quốc sẽ khó lòng bắt bài được Ấn Độ, điều mà họ sẽ dễ dàng thực hiện hơn khi đối đầu với vũ khí Nga sản xuất.
Không khí thi đua huấn luyện trên các thao trường, bãi tập của các chiến sĩ dân quân ở Hà Tĩnh đang diễn ra sôi nổi với quyết tâm đạt kết quả cao nhất.
Sáng 20/4, đoàn công tác Bộ Quốc phòng Lào do Thứ trưởng - Thượng tướng Vông Khăm Phôm Mạ Kon dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo Hà Tĩnh về công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Báu Hà tiếp và làm việc với đoàn.
50 năm trôi qua, tầm vóc, ý nghĩa và những bài học lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 vẫn luôn vẹn nguyên giá trị. Đặc biệt, với những người lính trực tiếp tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đó mãi là ký ức không thể nào quên.
Nhanh chóng tiếp nhận nhiệm vụ mới với quyết tâm cao, các đơn vị công an xã trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, giữ vững trật tự ATGT trên địa bàn.
Trong thời gian 7 ngày, 90 chiến sỹ tự vệ của cụm số 3 (Hà Tĩnh) sẽ được nghiên cứu, huấn luyện 2 nội dung là giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự.
Ban Chỉ đạo 515 tỉnh Hà Tĩnh cùng các sở, ngành, địa phương đang tích cực chuẩn bị để đón nhận các hài cốt liệt sỹ hy sinh tại Lào được quy tập trong mùa khô 2024-2025 về nước.
Trung tướng Hà Thọ Bình yêu cầu thời gian tới lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ trực tiếp huấn luyện chiến sỹ mới của Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh) thường xuyên sâu sát, duy trì huấn luyện nghiêm túc, chặt chẽ.
Lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh tin tưởng, với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, các cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ tiếp tục có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước.
Hà Tĩnh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng lực lượng dân quân theo hướng “vững mạnh, rộng khắp” gắn với tạo cơ chế, chính sách hợp lý, giúp lực lượng này có cuộc sống tốt hơn và phát huy được vai trò ở cơ sở.
Sáng 11/4, hàng nghìn người thuộc các lực lượng vũ trang của quân đội, công an có mặt ở sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) để tổng hợp luyện cho lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30/4.
Trên cơ sở góp ý của các đại biểu, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện tờ trình và dự thảo nghị quyết, phục vụ tốt Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh XVIII.
UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh, việc tổ chức ngày hội này phải đảm bảo trang trọng, có ý nghĩa sâu sắc, hướng về cơ sở, tạo điểm nhấn, có sức lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo Nhân dân tham gia.
Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh có nhiều giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp chất lượng, vững mạnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội và nhiệm vụ QS - QP trong tình hình mới.
Trong dịp này, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức công bố, trao quyết định nghỉ hưu trước hạn tuổi, hưởng chế độ theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ cho 16 đồng chí.
Sau một tháng triển khai mô hình bộ máy công an địa phương 2 cấp, Đại tướng Lương Tam Quang yêu cầu công an các địa phương chủ động phương án sắp xếp, tổ chức lại công an cấp xã theo đúng kế hoạch.
Phó Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh gửi lời thăm hỏi và chúc mừng năm mới đến toàn thể cán bộ, chiến sĩ nói riêng, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và nhân dân Lào nói chung.
Với tình cảm và trách nhiệm của mình, những người lính biên phòng Hà Tĩnh đang tích cực giúp đỡ cư dân biên giới làm nhà ở, để họ được "an cư, lạc nghiệp" và vun đắp tình quân dân.
Với chủ đề “Huấn luyện giỏi, đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, an toàn tuyệt đối”, cán bộ, chiến sĩ LLVT Hà Tĩnh đang nỗ lực thi đua với khí thế “thần tốc, quyết thắng”.
Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh làm tốt công tác bảo quản, bảo dưỡng vũ khí, trang bị kỹ thuật để sử dụng lâu bền, khai thác hiệu quả, sẵn sàng phục vụ chiến đấu trong mọi tình huống.
Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Các chiến sỹ dân quân tự vệ ở các đại đội phòng không thuộc Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đang nỗ lực, say sưa tập luyện để nâng cao khả năng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ bầu trời quê hương.
Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.