Nếu Maradona không tồn tại, sẽ cần phải sáng chế ra ông

Từ vị thế là một đội tuyển bị chê bai hết chỗ nói ở giai đoạn vòng loại, Argentina dưới sự dẫn dắt của huyền thoại Diego Maradona giờ đây lại trở thành ứng cử viên sáng giá của World Cup 2010. Không phải ngẫu nhiên mà một nhà báo đã phải thốt lên “nếu Maradona không tồn tại, sẽ cần phải sáng chế ra ông ta” trong một bài viết đăng trên tờ “El Pais” của Tây Ban Nha.

Nếu Argentina giành chức vô địch World Cup (có một số người đã nghĩ như vậy một cách hơi sớm), thì đó sẽ là chiến thắng của sự hỗn loạn đối với lẽ phải, của sự hứng khởi đối với khoa học. Những người bảo vệ kỷ luật quân sự trong bóng đá, mà “bố già” của tất cả các “bố già” là Fabio Capello, đều sẽ bị nhân vật vô chính phủ đậm màu sắc dân túy Diego Maradona đánh bại.

Trong số các đội bóng lớn mà chúng ta xem tại Nam Phi cho đến nay, đội tuyển chơi thuyết phục nhất là Argentina và đội kém nhất là Anh. Khi Capello thông báo danh sách các cầu thủ được chọn vào tháng trước, cũng có người không đồng tình với một hoặc hai quyết định của ông, nhưng không ai nghi ngờ về sự tính toán lạnh lùng của nhà cầm quân này. Nhưng khi Maradona công bố cả Javier Zanetti, Esteban Cambiasso và Gaby Milito không được tuyển chọn, thì không ít người phân tích quyết định này mang tính phim tiểu thuyết truyền hình dài kỳ hơn là tư duy lô gich. Như một số nhà quan sát người Argentina bình luận: vấn đề không nằm ở chỗ Zanetti hay hơn Gabriel Heinze, hoặc Milito và Cambiasso xứng đáng được gọi do thành tích của họ trên sân cỏ. Vấn đề nằm ở chuyện nội bộ, lòng trung thành cá nhân, sự ác cảm từ xa xưa, tình yêu và căm hận.

Triệu chứng này xảy ra ngay từ những ngày đầu nhiệm kỳ của Maradona khi cầu thủ chơi sáng tạo nhất

Maradona bị trục xuất khỏi World Cup 1994
Maradona bị trục xuất khỏi World Cup 1994

của Argentina, Roman Riquelme, tuyên bố do những mách bảo của một trái tim u tối, anh sẽ không bao giờ chơi bóng dưới sự dẫn dắt của Maradona.

Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết truyền hình nhiều tập luôn là Maradona, với những tuyên bố luôn trở thành những bữa ăn thịnh soạn cho giới báo chí: đại loại như cho Pele vào bảo tàng được rồi, hoặc người Pháp là đáng khinh bỉ... và nổi tiếng hơn cả là câu văng tục “bây giờ thì họ phải mút ... cho tôi”, sau khi đội tuyển xứ Tango vượt qua vòng loại bất chấp sự nghi ngờ và chỉ trích của báo giới Argentina.

Sự truy đuổi của giới truyền thông gắn kết với Maradona trong tất cả các giai đoạn cuộc đời của ông. Ngược lại, Capello có một mối quan hệ tuyệt vời với báo chí Anh quốc kể từ khi hòn đảo sương mù, cái nôi của nền bóng đá thế giới, từ bỏ sự kiêu ngạo và bài ngoại để lần thứ hai quyết định chọn một HLV người nước ngoài làm người dẫn dắt đội tuyển quốc gia của mình, điều sẽ không bao giờ xảy ra với người Argentina (hoặc người Brazil, Đức, Italia, Tây Ban Nha hay Pháp). Những người Anh có vẻ rất vui với viên trung sỹ người Italia, bởi họ tin rằng chỉ cần có một bàn tay sắt đối với các ngôi sao của nước Anh thì đội tuyển này sẽ vô địch thế giới. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi John Terry dính vào các vụ “váy đàn bà” cách đây vài tháng, dư luận cả nước lại đồng tình với quyết định dũng cảm của don Fabio khi ông ngay lập tức tước băng đội trưởng của công thần nói trên.

Cậu bé vàng Maradona và cúp vô địch World Cup 1986
Cậu bé vàng Maradona và cúp vô địch World Cup 1986

Với tất cả những gì đã nói ở trên, khi World Cup đến, phần đông những người theo tư duy logic trong bóng đá đều nghĩ rằng Anh là một trong những ứng cử viên sáng giá nâng cao chiếc cúp vô địch còn đội tuyển siêu thực Argentina sẽ chắc chắn thất bại và việc họ đăng quang là một chuyện nực cười. Bản thân HLV trầm tính và thông thái Vicente del Bosque cũng nhận định Anh là đối thủ lớn mà Tây Ban Nha phải vượt qua.

Kết quả của chín ngày thi đấu đầu tiên khác hẳn với dự đoán của số đông. Anh đã chơi hai trận đáng thất vọng trước Mỹ và Argelia, và trước thực tế khó khăn phải vượt qua Slovenia, một đất nước chỉ có hai triệu dân, để lọt vào vòng sau, báo chí địa phương đã nói tới khả năng “đóng đinh HLV trên cây thánh giá” (sa thải).

Những người nghi ngờ vào khả năng trời phú của Maradona, giờ phải nhận thức lại. Maradona hoàn toàn có lý. Bởi vì Brazil thắng nhưng không thuyết phục, Pháp còn tồi tệ hơn, Heinze ghi bàn thắng lớn, liệu pháp tâm lý khích tướng với Messi trong một thời gian này đưa cầu thủ này đến World Cup với trạng thái bùng nổ.

HLVMaradona tại World Cup 2010: Đã có những thay đổi rõ rệt trên sân tập, trong phòng thay đồ và trong phòng họp báo. (Ảnh: Getty Images)

Mọi việc đều có thể thay đổi nhanh chóng trong bóng đá, nhưng cho đến hôm nay, cần phải nói một cách trung thực rằng nếu Maradona không tồn tại thì sẽ cần sáng chế ra ông để World Cup hấp dẫn hơn.

Nguồn: TT&VH Online

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast