Trung Quốc khai quật cung điện 5.300 năm tuổi cổ nhất nước này

Mới đây, nhóm các nhà khảo cổ đến từ Trung Quốc đã phát hiện thấy cung điện cổ nhất với tuổi đời lên tới 5.300 năm tại tỉnh Hà Nam. Được biết, cung điện cổ nằm tại di chỉ Shuanghuaishu, qua đó, cung cấp nhiều bằng chứng quan trọng về nền văn minh Trung Hoa kéo dài hơn 5.000 năm.

Trung Quốc khai quật cung điện 5.300 năm tuổi cổ nhất nước này

Hệ thống cung điện cổ nhất Trung Quốc có niên đại 5.300 năm

Trước đó vào năm 2017, một cung điện cổ tại di chỉ Erlitou cũng tại tỉnh Hà Nam với niên đại 3.800 năm được cho là cổ nhất ở Trung Quốc, đóng vai trò như một kinh đô vào giữa và cuối thời nhà Hạ (năm 2070-1600 trước Công nguyên). Nhưng cùng năm đó, một phát hiện khảo cổ khác lại tìm thấy cung điện cổ ở Taosi, tỉnh Sơn Tây, với niên đại khoảng 4.300 năm.

“Hệ thống cung điện của Trung Quốc được hình thành sơ lược tại di chỉ Shuanghuaishu. Điều này là minh chứng cho thấy nền văn minh sông Hoàng Hà là gốc rễ chính, là mạch máu, linh hồn của nền văn minh Trung Quốc”, ông Wang Wei, Chủ tịch Hiệp hội Khảo cổ học Trung Quốc khẳng định.

Trung Quốc khai quật cung điện 5.300 năm tuổi cổ nhất nước này

Toàn cảnh hệ thống cung điện cổ từ trên cao

Di chỉ Shuanghuaishu ở thị trấn Heluo vốn là một khu định cư khổng lồ của nền văn hóa Yangshao vào khoảng giữa và cuối 5.300 năm trước. Nơi này nằm trên cao nguyên ở bờ nam sông Hoàng Hà - nơi sông Yihe và sông Luohe hội tụ. Khu vực Heluo vẫn luôn được coi là “trái tim” nền văn minh Trung Quốc.

Cung điện 5.300 năm vốn là một tàn tích được xây trên nền đất có diện tích khoảng 4.300 m2 chứa nhiều nền móng công trình. Phía tây sân thượng, sân số 1 hình chữ nhật có diện tích 1.300 m2, bố cục gồm một tòa nhà bái đường phía trước và khu nghỉ ngơi ở phía sau. Trong khi phía đông sân thượng, sân số 2 rộng 1.500 m2 gồm 3 cổng. Cổng thứ nhất có 3 ô cửa.

Trung Quốc khai quật cung điện 5.300 năm tuổi cổ nhất nước này

Khi khai quật khu vực này, nhóm khảo cổ nhận thấy công trình được bố trí theo cung điện cổ đại điển hình. Trong đó, nơi xử lý công việc triều chính của Hoàng tộc luôn diễn ra ở phía trước khu ăn, ở.

Ông Gu Wanfa, Giám đốc Viện nghiên cứu Di tích Văn hóa và Khảo cổ thành phố Trịnh Châu, nhận định, việc bố trí những khoảng sân rộng bên trong cung điện đã tạo ra tiền lệ cho hệ thống cung điện ở Trung Quốc. Bố cục kiểu này còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng kinh thành ở những triều đại tiếp theo, gồm cả nhà Hạ và nhà Thương.

Với phát hiện mới này, các nhà khảo cổ hi vọng sẽ sớm đặt ra mốc thời gian thiết lập sớm hơn cho hệ thống cung điện tại Trung Quốc.

Theo Quốc Việt/dantri/Xinhuanet/CGTN

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast