Từ Dung Quất đến Vũng Áng...

Trong chuyến hội thảo Báo Đảng các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên diễn ra tại T.P Quảng Ngãi đầu tháng 7, chúng tôi có dịp tham quan Khu kinh tế Dung Quất. Giấc mơ về một Dung Quất năng động, thúc đẩy kinh tế Quảng Ngãi bước samg trang sử mới ngày nào, giờ đây đã hiện hữu. Từ Dung Quất, chúng ta mong ước Khu kinh tế Vũng Áng cũng có những chiến lược trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư để nơi đây sớm là đầu tàu đưa nền kinh tế, xã hội Hà Tĩnh phát triển bằng anh, bằng chị…

Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Khu kinh tế Dung Quất (KKTDQ) Và Khu kinh tế Vũng Áng (KKTVA) có khá nhiều nét tương đồng. Trước hết, Dung Quất có bờ biền sâu, dài hàng chục km để xây dựng cảng biển, đón tàu tải trọng trên 5 vạn tấn. KKTVA chúng ta đã có cảng Vũng Áng từng tiếp nhận tàu 4 đến 5 vạn tấn vào ăn hàng. Lợi thế hơn, KKTVA còn có hệ thống cảng nước sâu Sơn Dương, có thể đón tàu tải trong gấp gần 10 lần so với Dung Quất (20 đến 30 vậ tấn). Dung quất có Nhà máy lọc hoá dầu với tổng mức đầu tư 3,1 tỷ USD, Vũng Áng cũng có Trung tâm luyện cán thép, lọc hoá dầu, riêng giai đoạng I đã đầu tư gần 7,9 tỷ USD. Dung Quất tiếp giáp với điểm đầu của một trong những tuyến đường xuyên Á kết nối với Lào, Campuchia và Thái Lan, tương tự KKTVA có quốc lộ 12 nối với cữa Cha Lo của Lào, đồng thời tiếp giáp với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra, Từ KKTVA và KKTDQ theo tuyến đường hàng hải quốc tế dễ dàng đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu. Cùng với đó điều kiện tự nhiên ở Dung Quất và Vũng Áng rất thuận lợi cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển. Đặc biệt hơn, trong tổng thể các khu kinh tế của đất nước hiện nay duy chỉ có KKTVA và KKT Dung Quất được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch trở thành một khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là Công nghiệp lọc dầu, hóa dầu, Công nghiệp nặng quy mô lớn (luyện cán thép, đóng tàu, cơ khí, sản xuất, chế tạo ôtô)…

Sau ngày KKTDQ đi vào hoạt động KKTDQ, độ tăng trưởng GDP và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế năm 2009 của Quảng Ngãi tăng lên 21-22% (cao gần gấp đôi so với năm 2008). Đặc biệt, năm 2010 GDP Quảng Ngãi đạt con số kỷ lục, gần 35%. Quan trọng hơn, KKTDQ hiệu đang như thỏi nam châm thu hút các dự án đầu tư trong, ngoài nước. Đến thời điểm hiện tại, KKT Dung Quất có 120 dự án được cấp phép, tổng vốn đầu tư trên 8 tỉ USD, trong đó vốn thực hiện là 5 tỉ USD. Điều nay cho thấy một lực lượng sản xuất quy mô đang dần hình thành tại KKT năng động này. Hiện nay KKTDQ tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hơn 12 nghìn lao động chuyên doanh và khoảng 3 nghìn lao động gián tiếp trên địa bàn trong các lĩnh vực dịch vụ và xây dựng. Từ những con số này cho thấy giấc mơ Dung Quất là Trung tâm Công nghiệp của khu vực Miền Trung và là động lực thúc đẩy kinh tế Quảng Nghãi nói riêng và cả nước nói chung của nhân dân Quảng Ngãi đã trở thành hiện thực. Cũng từ KKTDQ, thu ngân sách của Quảng Ngãi đã tăng vọt, từ 376 tỷ đồng năm 2004 lên 16 nghìn tỷ đồng năm 2010, đưa Quang Ngãi từ tỉnh nghèo xếp vào tốp 7, một trong những địa phương có nguồn nước thu ngân sách lớn nhất nước. (trong đó số thu từ KKTDQ chiếm đến 2/3). Dự kiến, năm 2011 các tổ chức kinh tế trong KKTDQ sẽ đóng góp cho ngân sách Quảng Ngãi khoảng 19 ngàn tỷ đồng.

Nói đến KKTDQ không thể không nhắn đến Trung tâm lộc hoá dầu nơi đây. Đằng dẵng 15 năm xây dựng, ngày 22-9-2009 lần đầu tiên dòng xăng dầu “MadeinVietNam” mới được chảy ra từ Nhà máy lọc hoá dầu Dung Quất. Ông Nguyễn Hoài Giang-Tổng Giám đốc Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết: Tính đến ngày 30/7/2011, Nhà máy đã nhập 11,5 triệu tấn dầu thô, sản xuất hơn 10,3 triệu tấn sản phẩm xăng, dầu và bán ra thị trường 10 triệu tấn sản phẩm các loại. Bên cạnh đó, thời gian qua, Nhà máy đã xuất bán cho các đối tác trong và ngoài nước 20.000 tấn xăng máy bay. Theo kế hoạch, năm 2011 nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ sản xuất khoảng 400.000 m3 xăng máy bay, đáp ứng gần 50% nhu cầu sử dụng trong nước. Ông Giang cho biết thêm, vào tháng 3.2011, cơ quan đăng kiểm quốc tế DNV (Na Uy) đã cấp ba chứng chỉ ISO đạt tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng các sản phẩm xăng dầu (trong đó có xăng máy bay Jet A1), về sức khỏe nghề nghiệp và quản lý chất lượng môi trường cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. Trước đó, Cơ quan đăng kiểm quốc tế Det Norrske Veritas (DNV-Na Uy) vừa cấp chứng chỉ ISO 9001:2008 cho 8 chủng loại xăng, dầu sản xuất tại NMLD Dung Quất. Các sản phẩm được nhận chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế gồm: Khí hóa lỏng (LPG), propylene, xăng Mogas 90, Mogas 92, Mogas 95, xăng máy bay (Jet A1), dầu hỏa (Kerosene), dầu Diesel (DO). Năm 2011, Nhà máy phấn đấu đạt doanh thu 77 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận 550 tỷ đồng và đống góp cho ngân sách Quãng Ngãi 15 nghàn tỷ đồng.

Với những đề án đã được quy hoạch và cho phép đầu tư của Chính Phủ thời gian qua, trong tương lai gần KKTVA sẽ trở thành Trung tâm Công nghiệp nặng lớn nhất khu vực Đông Nam Ắ với các dự án: Trung tâm cụm cảng nước sâu Sơn Dương 62 cầu cảng, năng lực thông quan trên 100 triệu tấn/năm, Trung tâm luyện cán thép công suất 22 triệu tấn/ năm, Trung tâm lọc hóa dầu 16 triệu tấn/ năm của tập đoàn Formosa (tổng mức đầu tư 7,8 tỷ USD)...Trung tâm nhiệp điện Vũng Áng 6.300MW, với tổng mức đầu tư 1,9 tỷ USD của Tập đoàn dầu khi Việt nam… Sự ra đời và phát triển của các ngành Công nghiệp nặng nói trên sẽ kép theo hàng loạt các ngành nghề dịch vụ, du lịch, Công nghiệp phụ trợ phát triển theo điển hìnhg là các dự án: Khu khách sạn 5 sao, văn phòng cho thuê của Tập đoàn Humancyty Hà Quốc), dự án đa lĩnh vực của Công ty TNHH quốc tế Đài Loan... Ông Hồ Anh Tuấn - Trưởng Ban quan lý KKTVA cho biêt: Đến nay đã có trên 100 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế được UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý KKTVA cấp giấy chứng nhân đầu tư, với số vốn đăng ký lên đến hàng chục tỷ USD. Điều này, đã từng bước đưa KKTVA khảng định vị thế của mình trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy vậy, đang trong quá trình xây dựng và đâu tư nên số thu ngân sách từ KKTVA còn khá khiêm tốn (hơn 200 tỷ đồng năm 2010).

Sẽ thật khập khễnh nếu chung ta đưa các thông số trên để so sánh KKTDQ và KKTVA lúc này. Song với những nét khá tương đồng giữa Vũng Áng và Dung Quất, đặc biệt là những con số và những thực tế trên công trường, những ưu đãi, cơ chế vượt trội trong thu hút đầu tư của KKTVA thời gian qua thì ước mơ KTTVA sẽ là trung tâm Công nghiệp của khu vực và động lực thúc đẩy kinh tế xã hội của Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói chung đã không còn xa tầm với.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast