Huy động nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

(Baohatinh.vn) - Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được các cấp, ngành, địa phương (trong đó có Hà Tĩnh) quan tâm tổ chức triển khai tốt, giúp hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Sáng 11/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh; Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành.

Điểm cầu Hà Tĩnh do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu điều hành.

Huy động nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP News

Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1-1,5%/năm.

Huy động nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

Trong 4 năm, cả nước có 1.353.805 hộ/tổng số 2.338.569 hộ nghèo (số liệu cuối năm 2015) đã thoát nghèo (chiếm 58%). Ước đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%.

Huy động nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: VGP News

Tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn 27,85%, bình quân trong 4 năm giảm 5,65%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm bình quân 4%/năm; ước cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo bình quân các huyện nghèo còn khoảng 24%. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4%/năm (kế hoạch giảm từ 3-4%/năm).

Huy động nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung báo cáo tổng kết, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Ảnh: VGP News

Thu nhập bình quân hộ nghèo đến cuối năm 2018 tăng khoảng 1,4 lần so với cuối năm 2015, dự kiến đến cuối năm 2020 thu nhập hộ nghèo tăng 1,6 lần, vượt chỉ tiêu đề ra là 1,5 lần.

Huy động nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Trần Quý Đức: Giai đoạn 2020 - 2025, đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai các chương trình, dự án để thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững. Đặc biệt, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giao thông, hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn, vay vốn để phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, kết quả giảm nghèo còn một số tồn tại, hạn chế. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt.

Huy động nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh: Tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%. Đề nghị, Chính phủ sớm ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025.

Tỷ lệ tái nghèo trong 4 năm (2016 - 2019) bình quân 4,09%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo (giai đoạn trước tỷ lệ tái nghèo khoảng 12%/năm). Chênh lệch giàu nghèo, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Giai đoạn 2016 - 2020, với sự quyết tâm chính trị nhằm hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bản an sinh xã hội, Hà Tĩnh đã hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo (tỷ lệ tái nghèo bình quân hàng năm xấp xỉ 1,5% so với tổng số hộ nghèo); tạo điều kiện hỗ trợ những hộ nghèo có khả năng vươn lên thoát nghèo bền vững; hỗ trợ về thu nhập cho cho hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội để họ có mức sống trên chuẩn nghèo.

Tỷ lệ giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 ở Hà Tĩnh đạt kết quả đáng ghi nhận, tỷ lệ hộ nghèo từ 11,40% đầu năm 2016 dự kiến giảm còn 3,0% vào cuối năm 2020, bình quân giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020 là 1,68% (vượt chỉ tiêu Nghị quyết số 35/NQ-HĐND của HĐND tỉnh đề ra).

Huy động nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

Dịp này, UBND tỉnh đã trao tặng bằng khen cho 31 tập thể, 20 cá nhân và 17 hộ gia đình đã có thành tích xuất sắc trong Phong trào thi đua “Hà Tĩnh chung tay vì người nghèo - Không để ai bỏ lại phía sau” và Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. (Trong ảnh: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu trao bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể, cá nhân).

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương những kết quả của công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến các tổ chức quốc tế đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân trong thời gian qua.

Huy động nguồn lực toàn xã hội hỗ trợ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau

Ảnh: VGP News

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2020-2025, Thủ tướng đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục tập trung huy động nguồn lực toàn xã hội để hỗ trợ cho người nghèo, thực hiện mục tiêu “Chung tay vì người nghèo - Không ai bị bỏ lại phía sau”.

Tăng cường sự kết nối về hạ tầng, giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế, khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho mọi người, đặc biệt là người nghèo.

Bảo đảm người nghèo được tham gia và thụ hưởng thành quả tăng trưởng kinh tế của đất nước, bảo đảm công bằng xã hội, đặc biệt là địa bàn nghèo, khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức các cấp, các ngành và Nhân dân nhằm tạo đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, từ đó nhân rộng các mô hình điển hình về giảm nghèo bền vững; thúc đẩy phong trào “thoát nghèo” sâu rộng trên phạm vi cả nước; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên của người dân, của người nghèo.

“Trước mắt các địa phương, các ngành tập trung hỗ trợ người dân về nhà ở, nhất là các tỉnh miền trung bị thiệt hại do lũ lụt. Đặc biệt là không để gia đình nào, người dân nào không có Tết”, Thủ tướng Chính phủ đề nghị.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast