Mẹ Biển Đông

Chưa lúc nào như lúc này, trong thời điểm hiện tại, tôi nghe trong người sôi trào từng mạch máu, nghe tim mình cuồn cuộn hướng về biển Mẹ.

Mẹ Biển Đông! Hoàng Sa! Trường Sa! Tiếng Tổ quốc thiêng liêng gọi tôi về trong những nghĩ suy và hành động. Mọi kênh thông tin trong nước và bạn bè quốc tế đều đang đổ dồn hướng về Việt Nam, cùng nghĩ về tình hình biển Đông trước sự leo thang của Trung Quốc về việc không tuân thủ luật biển, luật pháp quốc tế. Giọt nước thêm tràn ly. Hành động này như thách thức, như đi ngược với công lý.

Ảnh minh họa từ internet
Ảnh minh họa từ internet

Những ngày này, tôi thấy, tôi nghe rất nhiều băng-rôn, mít-tinh, tuần hành của những người con Việt xuống đường, đến trước tòa Lãnh sự quán Trung Quốc yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan HD 981. Mọi giới, ngành, tuổi tác đều dâng trong lòng mình hai tiếng Việt Nam thiết tha! Hòa Bình, Hữu Nghị, Hợp Tác! Lòng yêu nước tràn khắp mọi ý nghĩ, nẻo đường, công sở, hàng quán, cà phê vỉa hè… đâu đâu cũng nghe đồng bào kể và nói cho nhau nghe tình hình biển Đông.

Cọc nhọn Bạch Đằng bài học lịch sử còn đó, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn sừng sững, những Yết Kiêu dưới đáy sông, tuổi trẻ Trần Quốc Toản như tiếp lửa cho người người lớp lớp hôm nay tình yêu Tổ quốc.

Đêm qua tôi thấy anh Hai ghi thêm dòng nhật ký Xuống đường.

Đêm qua tôi thấy chị Ba may thêm áo cho anh Ba và nói: Anh sẵn sàng chưa?

Tôi mở lại những bản nhạc đỏ bất hủ trong lòng tôi.

Cha nói: Rèn trí, luyện dũng, sáng tâm đức, bền bỉ nghen con…

Mẹ nhẹ nhàng kể và nói: Hãy đi đi con, ra biển, ra biển.

Một sớm mai con lại về cùng quê hương thanh bình…

Chợt nhớ hôm lễ 30-4 rồi 7-5 dòng tộc tôi cùng hẹn nhau liên hoan và quây tròn khúc hát năm nào. Những bản anh hùng ca cứ như đã ở cùng tôi lâu, lâu lắm. Hồi xưa bác Ba đờn măng-đô-lin là hay nhất nhà. Giờ này chú Út đờn ghi-ta là ngọt nhất nhà. Dượng Tám cứ hát mãi một bài rất yêu thích từ thời còn xông pha trận mạc. Dượng hát “Xuống đường, xuống đường”… còn cô Tám cứ hát “Lên ngàn”. Mấy chú cứ hát như thời còn tươi xanh ấy! Lòng tôi như nung thêm chất men của tình lính, tình người, tình gia tộc bay lên, bay lên miết cùng lòng mình trong đêm ấy…

Bên nhà hàng xóm giờ này còn nghe ai đó hát bài ca về biển đảo, lâu lâu lại có người phụ họa Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Những ngày tháng Năm này đỏ cờ rợp phố. Những nhiệt huyết của ngọn lửa dân Việt chảy tràn trong huyết quản mỗi người. Có gì thiêng liêng cao cả và đẹp hơn tình yêu Tổ quốc!

Thương ngư dân miền Trung bao đời bám biển, yêu biển. Đồng bào miền Trung vẫn hiên ngang trước bão giập, sóng dồn, nắng cháy… Những thước phim trên truyền hình đã làm bao dòng lệ xốn xang, nghĩ về những ngư dân vẫn ngoan cường bám biển, giữ biển, giữ từng ngọn sóng cho Tổ quốc của mình. Ngọn sóng ấy có từ nghìn đời, vĩnh hằng trong trái tim dân tộc. Cha Lạc Long Quân từ biển về đồng bằng. Mẹ Âu Cơ từ núi về đồng bằng rồi họ gặp nhau sinh sôi, sinh sôi… Ngọn lửa truyền tin sáng cho ngày mới sang trang.

Bạn nói với tôi rằng: “Bất kỳ lúc nào Tổ quốc gọi, mình sẽ lên đường lúc đó”. Bạn kể tôi nghe chuyện sử nước mình say sưa như chưa từng được kể trong một đêm trăng sắp tròn. Phố rợp đèn, dòng người tuôn xuống mọi ngả đường nhưng lòng đều hướng về một điểm chung nhất: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam! Tôi viết cho mình ít dòng nung lửa. Tôi nhắc mình, tôi dặn lòng đừng chao, tôi nghe đâu đây những anh hùng dân tộc và triệu triệu trái tim hồng cùng một lòng hướng về biển đảo, hướng về mọi ngóc ngách trên mảnh đất hình chữ S có đính hai viên ngọc này: Việt Nam quê hương tôi mãi xanh!

Theo Tuần báo Văn nghệ TP.HCM

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Podcast truyện ngắn: Chuột Bún bán bánh

Những mùa Trung thu, tôi luôn nhận được quà của bà Chuột Bún là những chiếc bánh Trung thu thơm phức. Cũng từ đó, cái tên Chuột Bánh luôn đi liền với tình bạn thời tiểu học của tôi.
Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.