Uy lực siêu tàu ngầm mới của Hải quân Nga khiến Mỹ lo ngại

Tháng trước, Hải quân Nga đã chính thức tiếp nhận tàu ngầm thế hệ mới Kazan, tàu ngầm đầy uy lực sau hơn 10 năm nghiên cứu-phát triển với nhiều cải tiến, khiến giới tướng lĩnh NATO lo ngại.

Uy lực siêu tàu ngầm mới của Hải quân Nga khiến Mỹ lo ngại

Tàu ngầm hạt nhân Kazan trên đường trở về căn cứ Severomorsk hôm 1/6/2021. Ảnh: Getty images

Mới đây, Hải quân Nga làm lễ tiếp nhận tàu ngầm Kazan, tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Yasen-M chạy bằng động cơ hạt nhân được trang bị tên lửa dẫn đường (SSNG). Đây là mẫu tàu ngầm hiện đại nhất thuộc lớp Yasen (Đề án 885), sau khi Nga đã đưa vào phiên chế mẫu tàu Severodvinsk, thiết kế đầu tiên thuộc lớp Yasen hồi năm 2013.

Kazan là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, phát triển trong hơn một thập kỉ qua nhằm hướng đến mẫu tàu SSGN mới, hiện đại, có nhiều cải tiến so ới Severodvinsk. Severodvinsk và Kazan tạo ra một chương mới cho lực lượng tàu ngầm Nga vốn từ lâu được coi là bộ phận quan trọng nhất của Hải quân Nga.

Đề án 885 phát triển tàu ngầm lớp Yasen-M có một lịch sử khá thú vị. Dù đây được coi là mẫu tàu ngầm hiện đại và đắt đỏ nhất của Nga, nhưng thiết kế khởi thủy lại là từ những ngày tháng cuối cùng của thời Chiến tranh Lạnh.

Kể từ đó, đề án luôn gặp phải những khó khăn, trì hoãn, với việc Liên Xô sụp đổ khiến ngân sách cấp cho Hải quân Nga bị cắt giảm lớn, hạ tầng đóng tàu thiết yếu suy sụp, thất thoát trong khi nhân lực, kĩ sư đóng tàu rơi rụng. Chiếc Severodvinsk được khởi đóng từ năm 1993, nhưng phải đến 2013 mới chính thức gia nhập Hải quân Nga. Còn tàu ngầm Kazan cũng được khởi đóng vào năm 2009.

Với chiều dài 140 m, Severodvinsk được trang bị 10 ống phóng lôi và 8 ống phóng tên lửa, mỗi ống có thể mang nhiều tên lửa. Vũ khí trang bị gồm có 32 tên lửa P-800 Oniks hoặc 40 tên lửa 3M-14 Kalibr, hoặc cả hai loại này. Đây đều là dòng tên lửa hành trình, có khả năng tiêu diệt mục tiêu mặt đất, tàu chiến của đối phương. Severodvinsk cũng được trang bị các công nghệ mới về lặn êm, tránh bị theo dõi.

Kazan có kích thước nhỏ hơn một chút so với Severodvinsk, nhưng mẫu tàu thuộc lớp Yasen-M này được tích hợp rất nhiều công nghệ mới, như hệ thống kiểm soát, công nghệ lặn êm, hệ thống cảm biến đời mới, hệ thống cứu hộ, mẫu lò hạt nhân cải tiến giúp giảm tiếng ồn khi vận hành.

Kazan chỉ được bố trí 8 ống phóng lôi, nhưng cũng mang được chủng loại và số lượng tên lửa tương tự như Severodvinsk. Cũng có thông tin cho biết Kazan sẽ được trang bị cả tên lửa Zicron, loại tên lửa siêu vượt âm có tốc độ gấp từ 6-8 lần tốc độ âm thanh và đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

Nhìn thoáng qua, tàu ngầm lớp Yasen dường như không “sát thủ” bằng tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân được trang bị tên lửa đạn đạo, nhất là lớp tàu mới như Borei. Nhưng những tàu mang tên lửa đạn đạo này lại dễ đoán định hơn, đều thuộc phạm vi điều chỉnh của các thỏa thuận, hiệp định như New START. Kho vũ khí hạt nhân trên tàu chỉ được sử dụng trong kịch bản tồi tệ nhất.

Uy lực siêu tàu ngầm mới của Hải quân Nga khiến Mỹ lo ngại

Tàu ngầm Severodvinsk, thiết kế đầu tiên trong Đề án 885. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Ngược lại, tàu lớp Yasen mang vũ khí thông thường hiện đại, có khả năng tấn công các mục tiêu nằm sâu trong đất liền. Cùng với khả năng tàng hình và lặn sâu, di chuyển tới bất kỳ vùng biển nào trên thế giới, mối đe dọa của tàu ngầm lớp Yasen là không thể xem thường.

Hải quân Mỹ gần đây liên tục lên tiếng cảnh báo về sức mạnh và tầm hoạt động của Hải quân Nga. Phó Đô đốc Andrew Lewis, Tư lệnh Hạm đội 2, từng lên tiếng cảnh báo hồi năm 2020 rằng tàu chiến Mỹ giờ đây không còn được coi là hoạt động an toàn trên vùng bờ biển phía Đông hoặc là dọc Đại Tây Dương. Phó Đô đốc Daryl L. Caudle, Tư lệnh lực lượng tàu ngầm Mỹ cũng bày tỏ lo ngại tương tự, với bình luận đất liền Mỹ không còn là nơi trú ẩn an toàn và Mỹ phải hướng đến các chiến dịch tác chiến tầm cao ở ngay trong vùng biển nội địa.

Những quan ngại này chủ yếu đến từ sức mạnh của hạm đội tàu ngầm Nga, cụ thể là sự hiện diện của Severodvinsk và Kazan. Với việc Kazan đã chính thức được phiên chế vào Hạm đội phương Bắc, các thế hệ tàu tiếp theo thuộc thiết kế Yasen-M sẽ mất ít thời gian để hoàn thiện hơn. Chiếc thứ hai thuộc lớp Yasen-M là Novosibirsk được khởi đóng vào tháng 12/2019 và dự kiến cũng gia nhập Hải quân Nga vào cuối năm nay. Chiếc thứ 3, tàu ngầm Krasnoyarsk, sẽ được khởi đóng trong tháng 8 tới và sẽ đưa vào phiên chế năm 2022.

Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, sẽ có thêm 5 tàu ngầm thuộc lớp Yasen-M gia nhập Hải quân Nga vào cuối thập kỉ này. Sẽ có 4 chiếc được phiên chế cho Hạm đội phương Bắc, cùng với tàu ngầm Severodvinsk. 4 chiếc còn lại sẽ được bàn giao cho Hạm đội Thái Bình Dương. Khi đó, sức mạnh răn đe chiến lược của Nga sẽ được nâng cao một bước.

Theo Baotintuc

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.