“Tà dương” và ý thức tự hủy của Dazai Osamu

Tháng 7/1947, Dazai Osamu lần đầu tiên cho xuất bản ’Tà dương’. Cuốn sách được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác ngắn ngủi của ông.

ta duong va y thuc tu huy cua dazai osamu

Tác phẩm Tà dương của Dazai Osamui.

Tà dương (Sayou) kể câu chuyện về một gia đình quý tộc sa sút, rơi vào trạng thái khủng hoảng khi những giá trị truyền thống đang dần bị xem nhẹ, và hủy hoại. Ở đó các nhân vật chới với trong ánh chiều tà dần buông, ngồi nhìn trông ra xa xăm mà không biết cuộc đời mình rồi sẽ rơi xuống nơi nào bởi những lớp sóng đời xô nhau nghiệt ngã.

Người giữ cái cốt cách cao nhã, đẹp đẽ và tốt lành nhất mà cơn lốc của cách mạng, của sự đổi mới không thể nào lay chuyển được chính là người mẹ. Ở bà, ngay cả cái dáng ngồi ăn súp, cái dáng cúi xuống đi vệ sinh, cũng là biểu hiện phẩm chất cao quý bẩm sinh tự nhiên, không cần học đòi, không thể giả tạo.

Nhưng chuyện Dazai viết, sự tự hủy cũng sinh ra tự nhiên. Ở nhân vật người mẹ là cái tự hủy của cao nhã, sang trọng. Trong đời sống bát nháo với những nghiện ngập, đồi bại, bất hạnh ngoài kia, thì sự tự hủy của cái đẹp vốn là điều không mấy ngạc nhiên, nhưng nó khiến người ta trở nên bất hạnh, bi thiết và thu mình giam cầm trong cô độc.

Người mẹ cao quý kia, đang già đi, bệnh tật liên miên, và rồi cái ánh sáng đẹp đẽ còn leo lét của bà, thứ duy nhất để hai người trẻ trong gia đình có thể neo dựa vào mà sống cũng đã đến khoảnh khắc tắt lịm. Khi ấy, chỉ còn đêm tối bao trùm, cô độc và bế tắc.

Kazuko, người con gái luôn cố gắng sống mạnh mẽ, can đảm đã quyết định xin có con với Uehara, một kẻ thô bỉ, xấu xa, để mong có chỗ dựa. Cô mong muốn điều gì, cô đã đạt được gì, ngoài sự tự hủy tâm hồn. Cái cách lựa chọn của cô hoàn toàn không phải là cuộc vượt thoát như nhiều người vẫn bảo, mà nó chính là sự đầu hàng, sự thỏa hiệp, nó khiến tâm hồn cô trở nên chết lịm. Ở lại với đời sống này, trong sự đầu hàng khốn khổ này, cô còn lại gì ngoài thân xác trống rỗng, và mơ hồ. Cô là sự bất hạnh tồn tại, như rất nhiều thế hệ người Nhật trong công cuộc xóa bỏ và đồng hóa bởi cách mạng. Cái cao sang bị áp chế, bị xóa bỏ, chỉ còn lại cái bần tiện, hèn kém.

Nếu như Kazuko lựa chọn một cách tự hủy mà ánh mắt không thể soi chiếu tỏ bày được, thì Naoji, em trai cô, đã nhất quyết tự hủy thân xác mình, để giữ được chút ít những nét cao nhã còn sót lại. Không còn một lối thoát nào khác ngoài cái chết, dù anh đã thử hạ mình để sống một đời sống thường dân, nhưng ấy cũng là lúc nhu cầu tự hủy trong anh thét gào mạnh mẽ. Naoji là nhân vật phản chiếu rất nhiều hình ảnh tự thuật của chính tác giả, với cái chết trong nỗi bi quan cực đoan. Anh cũng như nhân vật trong Thất lạc cõi người, là điển hình cho cái u buồn, bi kịch, tự hủy cực đoan gần như một loại tín ngưỡng của người Nhật sau chiến tranh.

Dazai viết Tà dương bằng một lối văn giản dị như đời sống thường ngày, nhưng lại khiến độc giả ám ảnh. Văn chương của ông tỏa ra một thứ cảm xúc tự hủy tiêu cực khiến ai chạm vào đều dễ sa ngã trong niềm đau đớn cô độc. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của nhóm tác gia Nhật hậu chiến: Vô Lại phái. Nhóm Vô Lại phái của Dazai có khuynh hướng chống lại thứ văn chương quy ước, diễm lệ, tải đạo, và họ đều có lối sống sa đọa đến tự hủy. Cuộc sống ấy, đã ảnh hưởng sâm đậm lên văn chương của họ, mà Dazai Osamu là một điển hình. Osamu đã 5 lần tự sát, và lần cuối cùng, năm 1948, một năm sau khi Tà dương hoàn thành, người ta phát hiện tử thi của Osamu trên một hồ nước ngọt gần sông Tamagawa, cùng với Tomie, người tình cuối cùng của ông.

Ngoài Tà dương, Dazai còn có hai tác phẩm nổi tiếng khác đã được dịch ở Việt Nam là Thất lạc cõi người và Nữ sinh, đều do dịch giả Hoàng Long chuyển ngữ. Ông được xem là nhà văn gây ám ảnh cực đoan nhất trong văn chương Nhật Bản.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.