Theo Nghị quyết Kỳ họp thứ 3 được Quốc hội khóa XV đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành, môn Lịch sử trong chương trình trung học phổ thông sẽ gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn.
Giảng dạy môn Lịch sử ở bậc trung học phổ thông. (Ảnh: PV/Vietnam+)
“Nghiên cứu ý kiến cử tri, Nhân dân và đại biểu Quốc hội, thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục truyền thống và phát triển nhân cách cho học sinh.”
Đây là một trong những nội dung được nêu rõ tại Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ký ban hành.
Trước đó, môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới cấp trung học phổ thông là môn lựa chọn . Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng nên đưa Lịch sử thành môn bắt buộc .
Chương trình môn Lịch sử mới sẽ được dạy trong các trường trung học phổ thông bắt đầu từ năm học 2022-2023.
Bên cạnh vấn đề về môn Lịch sử, Nghị quyết cũng đề cập đến các vấn đề quan trọng khác của giáo dục đang được dư luận quan tâm gồm: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đại học; triển khai có hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018, trong đó tăng cường công tác tuyên truyền về triển khai Chương trình này; đổi mới căn bản và toàn diện phương pháp dạy và học, đặc biệt môn học Lịch sử; kiểm soát chặt chẽ việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa.
Nghị quyết cũng yêu cầu bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá. Trước mắt, Chính phủ chỉ đạo các Bộ liên quan có biện pháp hạ giá thành sách giáo khoa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ hoặc trợ giá sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định; nghiêm túc thực hiện đúng các quy định về tài liệu tham khảo, tránh lãng phí./.
Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh đã bước vào năm học mới với khí thế mới, hứa hẹn những thành công mới.
Náo nức chờ đón tiếng trống khai trường, sáng nay, giữa trời thu xanh thắm, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh tràn ngập trong niềm vui, phấn khởi, tự tin bước vào năm học mới. Mùa gieo hạt bắt đầu...
Trong tiết trời thu dịu dàng, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh hân hoan bước vào ngày khai giảng năm học mới. Những nụ cười tươi tắn, ánh mắt háo hức... tất cả tạo nên một bức tranh đầy màu sắc của tuổi học trò.
Chung vui cùng cán bộ, giáo viên, học sinh các trường nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, lãnh đạo Trung ương Đoàn, tỉnh Hà Tĩnh cũng trao nhiều phần quà ý nghĩa và chúc nhà trường tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
Cùng với hàng triệu giáo viên, học sinh cả nước, sáng nay, hơn 374.000 cán bộ, giáo viên, học sinh Hà Tĩnh bước vào năm học mới. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã về các địa phương chia sẻ niềm vui với giáo viên, học sinh trong ngày khai trường.
Lễ khai giảng ở Hà Tĩnh sẽ được tổ chức đảm bảo khoa học, trang trọng, ngắn gọn, ý nghĩa, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.
Năm học 2023-2024 đi qua với những thành tích rực rỡ, ghi đậm dấu ấn, nỗ lực vượt bậc của giáo viên, học sinh trên dải đất học Hồng La. Ngành GD&ĐT Hà Tĩnh đã và đang được tiếp thêm động lực, niềm tin, sẵn sàng bước vào năm học mới với khí thế, quyết tâm mới.
Với mục tiêu ổn định nền nếp, duy trì chế độ chuyên cần cho học sinh, các trường mầm non ở Hà Tĩnh đang gấp rút chuẩn bị công tác bán trú để triển khai ngay sau ngày khai trường.
Sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân hảo tâm đã “thắp” lên niềm tin, hy vọng cho các tân sinh viên nghèo, giúp các em có động lực chinh phục tri thức, phát huy tinh thần hiếu học của con người Hà Tĩnh.
“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường”…
Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đầu năm học mới được các trường học ở Hà Tĩnh tích cực triển khai nhằm giữ vững nền nếp, kỷ cương, tạo môi trường giáo dục lành mạnh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông với nhiều điểm mới. Dự kiến, Quy chế sẽ chính thức ban hành vào tháng 11/2024 và áp dụng từ kỳ thi năm 2025.
Với thành tích ấn tượng trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT, các thủ khoa Hà Tĩnh đang tự tin, chuẩn bị hành trang bước vào giảng đường với những hoài bão, ước mơ viết tiếp truyền thống quê hương.
Phạm Trần Quỳnh Anh (cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) xuất sắc giành 2 học bổng toàn phần từ Đại học Ritsumeikan và Đại học Hyogo của Nhật Bản với tổng trị giá 4,5 tỷ đồng.
Năm học 2024 - 2025, ngành GD&ĐT Lộc Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được với chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng”.
Trong những năm qua, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã huy động sự vào cuộc của cộng đồng và toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp trồng người, hỗ trợ học sinh nghèo vươn lên trong học tập.
Năm học 2024 - 2025, ngành GD&ĐT Can Lộc, Thạch Hà (Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được với chủ đề: “Kỷ cương, trách nhiệm, đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng”.
Trước thềm năm học mới 2024-2025, những hoạt động kết nối, đồng hành đang tiếp tục được các cấp, ngành, cơ quan, đoàn thể tại Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện nhằm tạo điểm tựa, động lực cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vững vàng trên con đường tìm kiếm tri thức.
Theo khung kế hoạch thời gian năm học, sáng nay (29/8), gần 378.000 cán bộ, giáo viên, học sinh các cấp học trên địa bàn Hà Tĩnh hào hứng trở lại trường sau kỳ nghỉ dài ngày.
Hội giảng "Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Hà Tĩnh" năm 2024 là “sân chơi” nhằm phát hiện, tôn vinh nhà giáo giáo dục nghề nghiệp giỏi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
Chương trình ngày hội Tiếng Anh 2024 của Trường Albert Einstein (TP Hà Tĩnh) đã trở thành sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em học sinh thể hiện được năng khiếu, cùng nhau trao đổi, học hỏi, trau dồi môn học.
Linh hoạt điều động biệt phái, bố trí giáo viên, tăng sỹ số học sinh trên lớp… là cách ngành giáo dục Hà Tĩnh đang thực hiện để đảm bảo đội ngũ, đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong năm học mới.